Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế lao động 01/5!

Chủ nhật, 5 Tháng 5, 2024 - 12:42

Thông tin trao đổi

Ngày Đăng : 14/09/2017
Nguyễn Thị Mai Trâm
Tập sự giảng viên Khoa Dân vận

Thành phố Châu Đốc là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang, có 16 km, biên giới giáp Campuchia. Với 4 cửa khẩu quốc tế và quốc gia, gồm: Tịnh Biên, Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu), Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú). Châu Đốc là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia và các nước Đông Nam Á bằng đường bộ lẫn đường thủy.

Ngày Đăng : 14/09/2017
Nguyễn Trần Phương Hiền
Tập sự giảng viên, Khoa LLMLN, TTHCM
Ngày Đăng : 28/06/2017
Thạc sĩ Võ Thái Bình
Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

Khi bàn về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một số tác giả cho rằng xây dựng nhà nước pháp quyền của chúng ta hiện nay thực chất là đang xây dựng chế độ pháp trị với lập luận cho rằng: pháp trị ở đây có nội hàm khác hoàn toàn với tư tưởng pháp trị của Trung Hoa thời cổ đại mà đại diện tiêu biểu cho học thuyết này là Hàn Phi Tử. Chế độ pháp trị muốn nói ở đây chính là sự cai trị của pháp luật chứ không phải của con người.

Ngày Đăng : 28/06/2017
Thạc sĩ Nguyễn Thành Phương
                                    Trưởng Khoa LLMLN, TTHCM

Thực hiện thành công mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làng nghề truyền thống giữ vai trò hết sức quan trọng. Một mặt góp phần giải quyết thời gian lao động nông nhàn, tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Mặt khác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trong giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế tận dụng thời cơ và vận hội của xu thế toàn cầu hóa ngày một phổ biến như một quy luật khách quan của thời đại.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường, toàn cầu hóa kinh tế thì việc làng nghề truyền thống đang đứng trước những thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức trong quá trình tồn tại và phát triển là một tất yếu.

Ngày Đăng : 27/06/2017
Thạc sĩ Nguyễn Thành Phương
Trưởng Khoa LLMLN, TTHCM

 

Nhằm đáp ứng yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giảng dạy, lý luận gắn liền với sự vận động, biến đổi của thực tiễn và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động quần chúng trong quá trình trang bị kiến thức cho đội ngũ giảng viên và học viên Trường Chính trị tỉnh Bến Tre, ngày 16 và 17 tháng 6 năm 2017, Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với Khoa Dân vận thực hiện kế hoạch nghiên cứu thực tế năm học 2016-2017 tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

Điểm đầu tiên đoàn chúng tôi đến là Khu du lịch Núi Sam thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, dù đã qua Lễ hội Vía Bà song du khách thập phương vẫn còn hành hương, tập trung đông đúc về đây để cầu tài, cầu vận.

Ngày Đăng : 27/06/2017
Nguyễn Thị Ngọc Thương
Khoa Nhà nước và Pháp luật

Mô hình “quản lý công mới” (New Public Management - NPM) ra đời vào những năm 80 thế kỷ XX, trước hết ở Anh, Mỹ và hiện đang được triển khai ứng dụng ở hầu hết các nước phát triển với hiệu quả quản lý mang lại khá cao, bởi giá trị ưu việt của mô hình này là thu hút được sự tham gia tích cực của khu vực tư và người dân vào trong quá trình hoạt động quản lý của nhà nước, làm cho nền hành chính nhà nước trở nên công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn. Đã có nhiều nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng mô hình này ở các quốc gia khác nhau trên khắp thế giới. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng mô hình này khó vận dụng một cách trọn vẹn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam mà nguyên nhân chủ yếu là do: Mô hình “quản lý công mới” trước tiên được xây dựng và thực hiện trong điều kiện của các quốc gia phát triển như Mỹ, các nước Tây Âu, Canada, Úc, Nhật Bản,…Đây là những quốc gia có nền kinh tế phát triển rất cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu nhập bình quân của người dân thuộc nhóm các nước đứng đầu trên thế giới. Nguồn lực tài chính dồi dào là lợi thế quyết định đến khả năng đầu tư vào phát triển các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Mặt khác, không chỉ có khu vực công mà tiềm lực của khu vực tư nhân cũng rất lớn. Các quốc gia phát triển là những nước có truyền thống kinh tế thị trường phát triển, là quê hương của các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty xuyên quốc gia với khối lượng tài sản khổng lồ và bề dày về kinh nghiệm đầu tư, quản lý,…do đó việc thu hút sự tham gia của khu vực tư vào những lĩnh vực, những dịch vụ công mà nhà nước muốn xã hội hóa là việc không khó thậm chí có thể nói là khá dễ dàng. Song song đó, với trình độ phát triển cao về khoa học công nghệ tạo ra khả năng ứng dụng tốt các thành tựu khoa học công nghệ để giảm sức lao động, tăng năng suất lao động trong hoạt động quản lý của công chức và cơ quan hành chính nhà nước. Cùng với những đặc điểm trên, các quốc gia phát triển đã sớm xây dựng được một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn thiện, có tính ổn định cao; tương ứng với nó là ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của của đại bộ phận người dân rất cao là những điều kiện vô cùng thuận lợi khiến cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền và thực hiện các giải pháp cải cách hành chính công trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Do sớm xây dựng được một hệ thống các quy định về tuyển chọn, quản lý và sử dụng công chức khá chặt chẽ với tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự đầu vào nghiêm ngặt gắn với từng vị trí công việc,…đã giúp cho các quốc gia phát triển tạo lập được một đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn và ý thức phục vụ cao. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình chuyển đổi từ hành chính công truyền thống sang mô hình “quản lý công mới”.

Ngày Đăng : 27/06/2017
Thạc sĩ Võ Thái Bình
Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

Khi bàn về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một số luận điểm cho rằng nhà nước pháp quyền xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, là thuộc tính vốn có của nhà nước tư sản. Vì vậy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hoặc là rơi vào trạng thái bế tắc về lý luận hoặc là phải xây dựng nhà nước pháp quyền theo kiểu tư sản như phải tam quyền phân lập, phải đa nguyên đa đảng…

Vậy để khẳng định về mặt lý luận trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chúng ta nhất thiết phải tìm hiểu một cách cặn kẽ nội dung, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển về tư tưởng pháp quyền của nhân loại.

Ngày Đăng : 22/06/2017
Nguyễn Thị Ngọc Thương
Khoa Nhà nước và Pháp luật

Trong tổng thể các yếu tố cần thiết cho sự phát triển KT - XH của quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng thì nhân tố con người luôn được xác định là yếu tố cơ bản, quan trọng, có tính chất quyết định và giữ vai trò chi phối đối với các yếu tố khác. Điều này luôn được khẳng định và chứng minh bởi quá trình trình xây dựng và phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới mà Singapore, Nhật Bản là những điển hình đi lên từ trong những điều kiện hết sức khó khăn về điều kiện tự nhiên. Ngày nay, sự giàu mạnh của một quốc gia không còn phụ thuộc quá nhiều ở diện tích lớn hay nhỏ, dân số đông hay ít và tài nguyên có phong phú, đa dạng hay không,… dù đây là những nguồn lực rất quan trọng mà cái được quan tâm nhiều nhất chính là yếu tố con người được chuẩn bị, đầu tư và khai thác như thế nào.

Ngày Đăng : 20/06/2017
                                                                    Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga
                                                           Phó Trưởng Khoa Dân vận

Yêu nước thương dân, đấu tranh không mệt mỏi vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, coi sự hy sinh ấy là hạnh phúc lớn nhất của đời người, sống vì dân, gần gũi với dân, thấu hiểu tâm trạng, nguyện vọng của  dân để làm tất cả những gì có thể đem lại lợi ích cho dân…Đó là nét nổi bật nhất, quy tụ tất cả những gì làm nên sự vĩ đại của trí tuệ, tâm hồn lớn và nhân cách lớn Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu chữ Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của nó một cách toàn diện, cách mạng và khoa học. Tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, Người đã dùng những khái niệm dân, nhân dân, quần chúng, đồng bào một cách phù hợp và rất gần gũi, quen thuộc với cách nói hàng ngày của người Việt Nam. Dân, theo Hồ Chí Minh, là mọi người dân nước Việt Nam, là mọi “con dân nước Việt”, là “con Rồng, cháu Tiên”, là “con Lạc, cháu Hồng”, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện”, là bất kỳ “đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc”.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin trao đổi