Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế lao động 01/5!

Thứ năm, 25 Tháng 4, 2024 - 16:29

Thông tin trao đổi

Ngày Đăng : 12/06/2018
                                               Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga
                                                Phó Trưởng Khoa Dân vận
Cách đây 70 năm (11/6/1948 - 11/6/2018), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc hiệu triệu toàn thể quốc dân, đồng bào đoàn kết một lòng, phát huy mọi tài năng, hăng hái tham gia lao động sản xuất và chiến đấu, đưa đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ góp phần to lớn trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Ngày Đăng : 30/05/2018

* Tựa đề do Ban Biên tập đặt

 

Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến - Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuân
Trường Chính trị Bến Tre

 

Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2018), Trường Chính trị Bến Tre tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2018, Hội thi đã kết thúc nhưng vẫn còn lắng đọng trong mỗi giảng viên, học viên nhiều cảm xúc. Ban biên tập trang Web xin lược trích một số cảm nhận của các đồng chí cán bộ, giảng viên:

Ngày Đăng : 16/05/2018
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thương
                                                            Giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật

Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Hoạt động giám sát là một trong hai chức năng cơ bản, quan trọng của Hội đồng nhân dân các cấp với vai trò là cơ quan cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng là quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình. Luật tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt là Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ra đời năm 2015 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, đưa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đi vào nền nếp, đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. Theo đó, Luật đã quy định khá cụ thể về chủ thể, thẩm quyền, đối tượng và phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp.

Ngày Đăng : 16/05/2018
Thạc sĩ Võ Thái Bình
                                                Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

 

Các học thuyết về nhà nước thường chỉ đề cập đến nguồn gốc ra đời, bản chất của nhà nước mà ít khi nghiên cứu sâu về nguồn gốc của quyền lực nhà nước - một yếu tố “cơ bản” bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển (yếu tố đảm bảo khả năng duy trì sự tồn tại của nhà nước) của bất cứ nhà nước nào. Chính quan điểm về nguồn gốc của quyền lực nhà nước sẽ định hình cho các cách thức tổ chức nhà nước để bảo đảm thực thi quyền lực nhà nước. Trong bài viết này tác giả không có ý định đào sâu nghiên cứu các cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước mà chỉ gắng sức làm rõ về các nội dung: Quyền lực, quyền lực nhà nước và nguồn gốc thật sự của quyền lực nhà nước.

Ngày Đăng : 16/05/2018
Thạc sĩ Nguyễn Trần Phương Hiền
Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là học tập suốt đời, học hằng ngày, là việc làm tự giác của mọi người, mọi cơ quan, đơn vị. Tại lễ truy điệu Người, trong Điếu văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định: “Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chí Minh”[1]. Đây không chỉ là lời hứa của Đảng và nhân dân với Bác mà còn là cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đầu tiên do Đảng ta phát động. Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với những thời cơ và vận hội đang mở ra trước mắt. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn tồn tại không ít khó khăn dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, ảnh hưởng đan xen của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thanh niên Việt Nam hiện nay.

Ngày Đăng : 11/05/2018
Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến
                                                           Trưởng khoa Dân vận

 

Trong một số tài liệu và sách giáo khoa có in bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập vào 30/4/1975, trên xe tăng có lá cờ không phải cờ đỏ sao vàng. Tiếc rằng một số tài liệu và các sách giáo khoa chỉ in đen trắng, nên người đọc không thấy rõ. Đó là lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có màu nửa đỏ nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa, quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lá cờ này, nhiều người thường quý mến gọi: Cờ giải phóng.

Ngày Đăng : 10/05/2018
Nguyễn Thị Mai Trâm
Tập sự giảng viên, Khoa Dân vận

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người cho rằng “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[1], “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”[2] Bác từng khẳng định: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[3]. Chính vì thế, trong mọi hoạt động, Người rất quan tâm đến xây dựng, huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, cách mạng là một việc “to tát”, là sự nghiệp “khổng lồ”. Vì vậy, “Phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc, như thế Đảng mới thành công”[4]. Để đảm bảo công tác huấn luyện, Đảng phải quan tâm xây dựng đội ngũ “những người huấn luyện” - tức là đội ngũ làm công tác tuyên truyền, giáo dục, thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục và đưa mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến những người làm cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ giảng viên của hệ thống trường Đảng. Ngay từ lớp học lý luận khóa đầu tiên của Trường Nguyễn Ái Quốc vào tháng 9 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ mục đích của các trường Đảng là “đào tạo những cán bộ biết vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết những vấn đề cách mạng cụ thể”.

Ngày Đăng : 10/05/2018
Thạc sĩ Phan Văn Thuận
Trưởng khoa Xây dựng Đảng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Tổ chức gốc rễ của Đảng là chi bộ”[1]. “Chi bộ là cầu nối giữa Đảng và quần chúng”, “là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại, nếu chi bộ kém thì công việc không trôi chảy”[2]. “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt[3]. Vì vậy, Người kết luận: “Đối với Đảng ta, xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng”[4] Sinh hoạt chi bộ là một trong những nội dung cơ bản của công tác xây dựng đảng, “xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh” là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Đảng và là chế độ được quy định rõ trong Điều lệ Đảng.

Ngày Đăng : 04/05/2018
Thạc sĩ Nguyễn Trúc Hạnh
Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị

Buổi tọa đàm “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Trường Chính trị Bến Tre” không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của nhà trường mà ý nghĩa thực tiễn sâu sắc là nhằm góp phần quan trọng xây dựng Đảng bộ Trường Chính trị Bến Tre trong sạch, vững mạnh.

Ngày Đăng : 20/04/2018
Nguyễn Thị Hiền
Trưởng phòng Đào tạo

Sáng ngày 13 tháng 4 năm 2018, Trường Chính trị Bến Tre tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Làm gì để tăng tốc?” cho toàn thể đảng viên, viên chức và người lao động của nhà trường.

Tại buổi sinh hoạt, toàn thể đảng viên, viên chức, người lao động của nhà trường đã nghe đồng chí Nguyễn Trúc Hạnh, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng - Bí thư Đảng ủy nêu lên mục đích, ý nghĩa của chủ đề năm “tăng tốc” 2018 và yêu cầu cần đặt ra để triển khai quán triệt sâu sắc, nhận thức phải đồng bộ và hành động cũng phải đồng bộ trong toàn thể đảng viên, viên chức, người lao động, với một quyết tâm cao thực hiện cho được kế hoạch năm 2018 đề ra với tinh thần chủ động, năng động, tích cực, tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin trao đổi