Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ ba, 19 Tháng 3, 2024 - 18:45

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Ngày Đăng : 18/02/2020
ThS. Trần Thị Quỳnh Nghi
Giảng viên khoa NN&PL
 

Với mục đích tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ đảng viên, giảng viên, viên chức và người lao động về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Đảng ủy Trường Chính trị tổ chức quán triệt học tập và thực hiện chuyên đề năm 2020 “Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Qua đó, giúp đảng viên, giảng viên, viên chức và người lao động của Trường nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của chuyên đề, thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cá nhân và của Trường.

Ngày Đăng : 25/05/2018

Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018)

Ngày Đăng : 04/03/2016
Thạc sĩ Phan Văn Thuận
Trưởng Khoa Xây dựng Đảng


Người ta thường nói "Dân chủ và kỷ luật – kỷ cương là sức mạnh của một tập thể". Thực tế sinh động chứng minh rằng ở đâu, khi nào dân chủ được thực thi thì ở đó sẽ phát huy tốt tiềm năng, trí tuệ và sự sáng tạo của con người. Có dân chủ thì mọi người được biết, được tự do bàn bạc, tự do đóng góp ý kiến và tự do thực hiện quyền làm chủ của mình. Qua đó xuất hiện nhiều ý kiến hay, có giá trị cho công việc chung của tập thể. Còn kỷ luật, kỷ cương được hiểu là những quy định tạo nên tính thống nhất trong mọi hoạt động, giúp định hướng cho các thành viên trong tập thể tập trung vào giải quyết những công việc mà tập thể đang đòi hỏi ở mỗi cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Như vậy, dân chủ và kỷ luật, kỷ cương sẽ góp phần tạo ra sự tự giác và thống nhất giúp huy động được một cách có hiệu quả tiềm năng và sự nhiệt huyết của mọi người đóng góp cho tập thể.

Ngày Đăng : 19/02/2016
Thạc sĩ Phan Văn Thuận
Trưởng khoa Xây dựng Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”. Cả cuộc đời và sự nghiệp của mình, Người đã hy sinh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân, hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc trên toàn thế giới. Đó là biểu hiện tập trung nhất của đạo đức cách mạng. Hơn thế nữa, Người là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức và đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản vô giá. Đó là hệ thống quan điểm về một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng, và bản thân Người là một tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng.

Ngày Đăng : 19/05/2014
Thạc sĩ Nguyễn Thành Phương
Trưởng khoa LLMLN, TT HCM

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người còn để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên, lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tôi cho đó là một kho tàng về lý luận cũng như về thực tiễn hết sức quý báu, một lời căn dặn hết sức tỉ mỉ, một sự dự báo, dự đoán hết sức tài tình và đồng thời cũng là lòng mong ước, hoài bão lớn nhất của một vị lãnh tụ vĩ đại đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, đối với Đảng, với phong trào cách mạng không chỉ của Việt Nam mà của cả toàn thế giới.

Ngày Đăng : 12/05/2014
Trần Văn Hoà
Khoa Xây dựng Đảng

         

Năm 2014, chúng ta tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”, gắn với chủ đề xuyên suốt: “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp”. Là người Việt Nam, chúng ta vinh dự, tự hào được học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác, người con vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người với chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Với Người, mỗi hành động, cử chỉ, lời nói, việc làm đều rất gần gũi với đời sống thường nhật của mỗi chúng ta, câu chuyện: “Sự phân công” trích trong cuốn “Kể chuyện Bác Hồ” là bài học sâu sắc nhất về ý thức đúng đắn trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công tác.

Ngày Đăng : 19/02/2014
ThS Phan Văn Thuận
Trưởng khoa Xây dựng Đảng

Khiêm tốn, giản dị là một trong những  đức tính quan trọng nhất của con người. Con người khiêm tốn là một con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi người. Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng nêu cao óc học hỏi, không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.

Trang

Đăng kí nhận Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh