Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ ba, 19 Tháng 3, 2024 - 10:37

Thông tin lý luận và thực tiễn

Ngày Đăng : 23/11/2016
Thạc sĩ Nguyễn Trúc Hạnh
Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị
                                                

Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Công văn số 255-CV/TU ngày 11/4/2016 của Tỉnh ủy Bến Tre về việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của Trường Chính trị. Trường Chính trị Bến Tre đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, triển khai thực hiện đạt những kết quả cụ thể so với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kể từ sau đại hội.

Ngày Đăng : 22/11/2016
Trần Thị Diệu Hiền
Lớp TCLLCT - HC C33

Trong giai đoạn hiện nay các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chia rẽ mối đoàn kết của Đảng ta, là phóng viên cũng là một cán bộ tuyên truyền, tôi cũng lo lắng vì bản thân chưa được đào tạo trình độ lý luận chính trị vững chắc để giải thích cho quần chúng nhân dân một cách đúng đắn, chính xác; để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, chống lại mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Vì vậy, được tham gia học lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính đã giúp tôi trang bị thêm cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề trên. Bước vào môi trường đào tạo này, tôi thấy mình thật may mắn vì học được nhiều kiến thức, kỹ năng sống, cách xử lý tình huống từ giảng viên nơi đây.

Ngày Đăng : 22/11/2016
Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến
                                                           Trưởng khoa Dân vận

Đề cập đến giá trị cao quý của nghề giáo, được xã hội xem là nghề trồng người, có nhiều danh nhân, văn hóa, nhân sĩ trí thức và cả những người bình dân nhất cũng thấy rõ điều đó, họ đã để lại những câu nói rất hay về một nghề được xã hội tôn vinh. Theo Jan.Amos.Comexki là một nhà giáo dục vĩ đại người Séc (Tiệp Khắc) cho rằng: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”;  Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Là một nghề được xã hội tôn vinh cho nên đội ngũ thầy, cô giáo làm nghề này phải làm sao cho giá trị của nghề ngày càng được giữ vững, được xã hội khẳng định và mãi mãi được tôn trọng.

Ngày Đăng : 18/11/2016
Nguyễn Thị Thùy Giao
Khoa Xây dựng Đảng

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành của khoa học lịch sử, trong những năm qua, cùng với xu thế chung tiến hành đổi mới công tác giáo dục lý luận, trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng đã tích cực đổi mới cả về nội dung và phương pháp cho phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Đặc biệt là vận dụng linh hoạt phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích vừa đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, tạo nên sự hứng thú cho người học, người nghe.

Ngày Đăng : 18/11/2016
                                                            Thạc sĩ Nguyễn Thành Phương
                                              Trưởng khoa LL MácLênin, TT Hồ Chí Minh

Sáng ngày 17 tháng 8 năm 2016, Trường Chính trị Bến Tre đã tổ chức khai giảng năm học mới. Tại buổi lễ, lãnh đạo nhà trường đã quán triệt phương châm đào tạo của Trường Chính trị trong năm học 2016-2017 là: Học thực chất, thi thực chất và kết quả thực chất. Là một giảng viên của trường, tôi rất tâm đắc với phương châm hoạt động đào tạo này, vì trong từng nội dung của quá trình học, thi và kết quả phải thực chất là cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường và mỗi học viên khi hoàn thành khóa học sẽ nâng cao hơn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ để phục vụ công tác tại địa phương, đơn vị. Thực hiện phương châm này nhằm quán triệt chủ trương của Đảng ta về việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, nhất là từ khi có Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng thời triển khai thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đã đề ra“Đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo của Trường Chính trị theo yêu cầu mới”.

Ngày Đăng : 01/09/2016
Nguyễn Thị Thùy Giao
Khoa Xây dựng Đảng

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đây đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học quý báu, trong đó nổi bật là bài học chủ động dự đoán và nắm thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Ngày Đăng : 29/08/2016
Thạc sĩ Trần Văn Hòa
                                                                           Phó Trưởng Khoa Xây dựng Đảng

Trong ngày lễ độc lập 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước toàn thể quốc dân và thế giới, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cách mạng Tháng Tám 1945 và Tuyên ngôn độc lập lịch sử là một sự kiện vĩ đại có ý nghĩa lịch sử, thời đại của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi vẻ vang đó đã đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân gần một thế kỷ và chế độ quân chủ phong kiến nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước cách mạng kiểu mới thật sự của dân, do dân, vì dân. Thắng lợi đó đã chấm dứt thời kỳ cơ cực, lầm than của dân tộc, đưa nhân dân thoát khỏi áp bức, bất công trở thành người chủ của đất nước và xã hội, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc, phát triển theo con đường của chủ nghĩa xã hội, bước đầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Ngày Đăng : 29/08/2016
Thạc sĩ Trần Thị Quỳnh Nghi
Phó Trưởng Phòng TC-HC-QT

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Như vậy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu chủ đề của Đại hội: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Như vậy,  vấn đề bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định” là điểm mới và là nội dung lần đầu được đưa vào chủ đề của Đại hội, điều này đã thể hiện bước tiến mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng theo hướng toàn diện, sâu sắc hơn, đáp ứng những yêu cầu của việc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời biểu thị rõ quyết tâm của Đảng ta xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày Đăng : 29/08/2016
Nguyễn Thị Thùy Giao
Khoa Xây dựng Đảng

 

Qua 30 năm đổi mới theo đường lối của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có thành tựu quan trọng về đối ngoại.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện, coi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Trên lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta thể hiện quan điểm mới, như cho rằng: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự hình thành thị trường thế giới,…sự lựa chọn duy nhất đúng đắn là “thi đua về kinh tế”; xu thế mở rộng phân công hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, là điều kiện quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng đã chủ trương: Mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Ngày Đăng : 29/04/2014
Nguyễn Thị Ninh
Khoa Xây dựng Đảng

 

Ngay từ trong các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thư gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (12/1946), đã long trọng tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đồng thời, Người khẳng định: “Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc”. Song, trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam không có điều kiện để thực hiện công cuộc hội nhập quốc tế theo tư tưởng trên. Nhưng đó đã là tư tưởng quan trọng đặt cơ sở cho sự hình thành chủ trương, đường lối hội nhập quốc tế của nước ta sau này.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin lý luận và thực tiễn