Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế lao động 01/5!

Thứ sáu, 26 Tháng 4, 2024 - 19:32

Trường Chính trị Bến Tre thực hiện nghiên cứu thực tế tại một số xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Thạc sĩ Nguyễn Thành Phương
                                                      Trưởng khoa LLMLN, TT HCM

Thực hiện kế hoạch nghiên cứu thực tế của hai khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Khoa Dân vận năm học 2017. Ngày 30 tháng 5 và ngày 02 tháng 6 năm 2017, giảng viên của hai khoa đã thực hiện nghiên cứu thực tế tại các xã: Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm; xã Phú Nhuận và xã Nhơn Thạnh thuộc thành phố Bến Tre.

Trưởng đoàn là đồng chí Trần Trung Dung, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường; Phó đoàn là đồng chí Nguyễn Thành Phương Trưởng khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và 07 giảng viên cùng đi.

- Sáng ngày 30 tháng 6 Đoàn chúng tôi đã đến địa bàn xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, Đoàn đã được  đồng chí Phạm Thanh Diễn, Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã giới thiệu lịch sử hình thành làng nghề kềm kéo và làng nghề bánh tráng, tình hình hoạt động của 02 làng nghề, những thuận lợi, khó khăn trong duy trì và phát triển làng nghề góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  

Lãnh đạo địa phương tạo điều kiện cho Đoàn được tham quan hai làng nghề truyền thống đã tạo nên thương hiệu vùng đất nơi đây, đồng thời giải quyết nguồn lao động của địa phương, đó là: nghề kềm kéo và bánh tráng.

Đặc biệt đây là xã có trang thông tin điện tử bắt đầu hoạt động từ ngày 14 tháng 8 năm 2014 (http://mythanhgiongtrom.bentre.gov.vn). Với huyện Giồng Trôm, lần đầu tiên một xã (xã  Mỹ Thạnh) đã chủ động, đi đầu trong việc xây dựng trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân xã, từng bước ứng dụng và đưa công nghệ thông tin đi vào cuộc sống. Đây là một trong những thành công lớn của lãnh đạo địa phương. 

Đoàn Trường Chính trị Bến Tre cùng lãnh đạo xã Mỹ Thạnh

- Chiều cùng ngày chúng tôi đến xã Phú Nhuận, đây là xã được công nhận xã Nông thôn mới thứ hai (sau xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm) vào ngày 28 tháng 11 năm 2014. Phú Nhuận là 1 xã vùng ven thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, địa bàn nơi đây có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế -xã hội trên nhiều mặt, nổi bật nhất là  sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển về số lượng và quy mô góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại địa phương.

Sau hơn 2 năm được công nhận đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới, diện mạo xã Phú Nhuận ngày càng khởi sắc.

Thành công có được phải xác định vai trò lãnh đạo cấp ủy địa phương, sự đoàn kết một lòng và cùng thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ đề ra trong năm, nhiệm kỳ. Một trong những kinh nghiệm của lãnh đạo địa phương là tập trung giữ vững danh hiệu và nâng chất xã dựa trên 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng của người dân và tập trung công tác tuyên truyền, quan tâm công tác kiểm tra, giám sát để mọi việc thực hiện được thông suốt, mang lại kết quả cao trong các mặt hoạt động.

Những nội dung tuyên truyền lãnh đạo địa phương tập trung về: nhà ở dân cư và môi trường; về vận động người dân sử dụng nước máy sinh hoạt; chú trọng đến xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; quan tâm đến giao thông và hệ thống chiếu sáng; Đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao, đây là nơi các câu lạc bộ, đội nhóm sở thích tổ chức sinh hoạt định kỳ. Đặc biệt địa phương có đoàn Lân sư rồng Phúc Anh Đường của xã góp phần tạo nên bề nổi về văn hóa của vùng ven thành phố Bến Tre. 

Thời gian qua, để phát triển kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo địa phương quan tâm việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt ngày càng được chú trọng, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Lãnh đạo xã Phú Nhuận làm việc cùng Đoàn Trường Chính trị

- Đến ngày 02 tháng 6 đoàn chúng tôi tiếp tục đến xã Nhơn Thạnh, đây cũng là một xã ven Thành phố Bến Tre, liền ranh với xã Phú Nhuận. Ấn tượng ban đầu đối với đoàn là đội ngũ cán bộ của xã phần lớn trẻ, đa số đạt chuẩn, với lòng nhiệt tình trong việc tiếp thu cái mới để vận dụng tại địa phương nhằm tập trung giữ vững danh hiệu và nâng chất xã nông thôn mới, quan tâm nâng cao mức sống của người dân. Với sự nhanh nhẹn, tháo vát và chân tình, đồng chí Bí thư Đảng ủy Nguyễn Bá Vạn đã thông tin cho đoàn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những suy tư, trăn trở, những đề xuất, sáng kiến của lãnh đạo nơi đây phải làm sao trong xu thế hội nhập hiện nay xã phải phát triển hơn, đem lại đời sống cho người dân được ổn định và nâng cao hơn về chất lượng cuộc sống.

Chúng tôi được lãnh đạo địa phương mời tham quan mô hình dệt chiếu, đan giỏ nhựa, khu du lịch sinh thái,…khi thăm hỏi về mức thu nhập, về các dịch vụ phục vụ du khách,…bà con tỏ ra rất phấn khởi, vui tươi về sự ổn định cuộc sống gia đình. Đối với địa phương sự thành công không nhỏ là trong Lễ hội cây - trái ngon an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 16, có 4/5 mẫu bưởi da xanh dự thi đã đạt giải nhì, 01/5 mẫu đạt khuyến khích; Tham dự Hội thi trái - cây ngon an toàn tại Nam Bộ lần thứ 9 có 38 mẫu dự thi. Kết quả 01 giải nhì (bưởi da xanh), 02 giải ba (cam, bưởi da xanh), 02 giải khuyến khích (bưởi da xanh). Đây là niềm tự hào không nhỏ của chính quyền và nhân dân nơi đây về thương hiệu của loại cây có múi. 

Lãnh đạo xã Nhơn Thạnh đang làm việc cùng Đoàn Trường Chính trị

Qua ba nơi đoàn chúng tôi đi, mỗi nơi có một nét riêng, kinh nghiệm lãnh đạo cũng khác nhau tùy vào các yếu tố khác nhau của đất và người nơi đây. Song chúng tôi nhận ra một điều về những điểm chung mà đoàn thu nhận được:

Thứ nhất, người dân nơi đây tập trung trồng các loại cây có múi, cây dừa và hầu hết đều xanh tươi, trái sai trĩu quả. Điều này chứng tỏ ngoài thổ nhưỡng thích hợp, thiên thời địa lợi nhân hòa nhưng nguyên nhân lớn nhất là kinh nghiệm gieo trồng, chăm sóc của bà con nơi đây rất thành công.

Thứ hai, ở hai xã có làng nghề truyền thống và có dịch vụ du lịch sinh thái được lãnh đạo địa phương đặc biệt quan tâm để tạo sức bật trong duy trì làng nghề và quảng bá du lịch góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Thứ ba, một trong những biện pháp chủ yếu mà lãnh đạo địa phương thực hiện là kịp thời nắm dân về tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những yêu cầu chính đáng trong nhân dân. Đồng thời địa phương củng cố đội ngũ làm công tác tuyên truyền, vận động để kịp thời triển khai những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và mọi kế hoạch, dự án của địa phương đến nhân dân đồng bộ và hiệu quả.

Thứ tư, cả ba xã số lượng các hộ nghèo thấp, nhà dột nát không còn, thu nhập bình quân từ 34 đến 36 triệu đồng và cơ sở hạ tầng được đầu tư nhất là giao thông đường bộ.

Còn nhiều lắm những ưu điểm, những kết quả và thành công, song chúng tôi cũng trăn trở về một vài hộ dân chưa đồng tình cao về hỗ trợ nhà tình thương, gây khó khăn cho lãnh đạo địa phương trong việc thực hiện chỉ tiêu lãnh đạo cấp trên giao, đồng thời thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của người dân của lãnh đạo địa phương như xã Phú Nhuận; vẫn còn đó là làm sao giữ vững thương hiệu làng nghề, làm sao từ mô hình Tổ hợp tác được nâng lên là Hợp tác xã như nghề kềm kéo và bánh tráng của xã Mỹ Thạnh; làm sao giữ gìn và bảo vệ được cảnh quang môi trường, nhất là chăn nuôi và xử lý rác thải,…như xã Nhơn Thạnh.

Tuy còn một số trăn trở, một số tiêu chí đề ra và đang từng bước được khắc phục của lãnh đạo các địa phương. Chúng tôi thấy đội ngũ cán bộ nơi đây có một lòng tin, sự nhiệt thành và tinh thần đoàn kết quyết tâm thực hiện thành công để lãnh đạo địa phương ngày càng phát triển hơn trên các lĩnh vực, mang lại đời sống no ấm, văn minh trong nhân dân./. 

 

Tin khác