Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế lao động 01/5!

Thứ bảy, 27 Tháng 4, 2024 - 09:29

Hưởng ứng tích cực sinh hoạt chuyên đề “Làm gì để tăng tốc?” tại Trường Chính trị Bến Tre

Nguyễn Thị Hiền
Trưởng phòng Đào tạo

Sáng ngày 13 tháng 4 năm 2018, Trường Chính trị Bến Tre tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Làm gì để tăng tốc?” cho toàn thể đảng viên, viên chức và người lao động của nhà trường.

Tại buổi sinh hoạt, toàn thể đảng viên, viên chức, người lao động của nhà trường đã nghe đồng chí Nguyễn Trúc Hạnh, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng - Bí thư Đảng ủy nêu lên mục đích, ý nghĩa của chủ đề năm “tăng tốc” 2018 và yêu cầu cần đặt ra để triển khai quán triệt sâu sắc, nhận thức phải đồng bộ và hành động cũng phải đồng bộ trong toàn thể đảng viên, viên chức, người lao động, với một quyết tâm cao thực hiện cho được kế hoạch năm 2018 đề ra với tinh thần chủ động, năng động, tích cực, tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân.

Có thể nói đây là chủ trương lớn được Tỉnh ủy xác định là chủ đề năm 2018, tuy nhiên đến nay đã trải qua hết quý I năm 2018 nhưng kết quả và sự chuyển biến không đồng bộ ở các cấp, các ngành. Chính vì vậy, cùng với các cơ quan, ban, ngành và địa phương trong toàn tỉnh, tại Trường Chính trị Bến Tre, Ban Giám hiệu, Đảng ủy nhà trường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng xác định “Làm gì để tăng tốc?”.

Dưới sự điều hành của đồng chí Hiệu trưởng nhà trường, có 15 ý kiến phát biểu của đảng viên, viên chức tự soi, tự rọi, thấy được những hạn chế của bản thân và xác định những việc làm cụ thể bám sát chức trách, nhiệm vụ để thực hiện “tăng tốc” trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Phát biểu ý kiến kết luận chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng - Bí thư Đảng ủy đã chỉ ra rằng: “Trường Chính trị Bến Tre đã tiếp cận chủ trương “tăng tốc” ngay từ đầu năm, xác định những nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, qua đó góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Tuy nhiên, sự chuyển biến chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các bộ phận chưa nhịp nhàng, vẫn còn “điểm nghẽn”. Do đó, cần phải quán triệt sâu rộng nội hàm và ý nghĩa của tăng tốc, phải làm rõ tăng tốc là gì?, phải làm gì để tăng tốc? nghĩa là phải làm như thế nào để nhận thức phải đồng bộ và hành động phải đồng bộ.

Đối với Trường Chính trị, sự tăng tốc phải đồng bộ, phải từ Ban Giám hiệu, Đảng ủy, đến các đồng chí chủ chốt của các phòng, khoa, và đến viên chức, người lao động, quán triệt từ trên xuống một cách đồng bộ, có như vậy mới tạo ra được sự tăng tốc. Vậy tăng tốc là gì?, có hai nội hàm:

Một là, khi nói tăng tốc được hiểu là nhanh hơn, tức là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc thực hiện mục tiêu, nghị quyết, kế hoạch mà cơ quan, đơn vị đề ra, hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2018 của Trường Chính trị, nhưng vấn đề không phải là chỉ có nhanh hơn kế hoạch đề ra mà là phải đảm bảo được chất lượng, hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Hai là, nội hàm của tăng tốc còn thể hiện đó là tính chủ động, năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân ở từng đơn vị, từng vị trí trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tăng tốc là để đạt kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan một cách tốt nhất, với một tốc độ, thời gian làm việc đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Muốn làm được điều đó phải tăng tốc đồng bộ, phải quán triệt từ trong nhận thức rồi đến hành động một cách đồng bộ, từ trên xuống, từ Ban Giám hiệu, Đảng ủy đến lãnh đạo các phòng, khoa, đến giảng viên, viên chức và người lao động; đồng bộ ở phối hợp giữa các bộ phận với nhau.

Soi rọi vào chức trách nhiệm vụ ở từng vị trí cụ thể, chúng ta phải làm gì? Để khắc phục tình trạng làm với một lối mòn, lề mề, sự trì trệ trong công việc...

Trước hết về phía Ban Giám hiệu, Đảng ủy với tư cách là người đứng đầu, để cơ quan, đơn vị tăng tốc trước hết phải quán triệt sâu sắc về mặt nhận thức trong toàn cơ quan, đơn vị. Cụ thể:

- Ban Giám hiệu, Đảng ủy: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra đôn đốc, truyền tải thông tin, quán triệt nội dung, thông tin thông suốt. Phải làm gương trong thực hiện tăng tốc, thể hiện qua sự tận tụy, chủ động trong công việc. Bên cạnh đó, sẵn sàng tiếp thu những ý kiến góp ý của cấp dưới một cách chân tình, thẳng thắn và có trách nhiệm.

- Thông tin thông suốt những chủ trương, nghị quyết, tất cả những mục tiêu, nhiệm vụ đối với các phòng, khoa. Ban Giám hiệu đã có sự đổi mới, tăng cường hơn nữa trao đổi thông tin, nghĩa là tháo gỡ “điểm nghẽn”. Thời gian qua, thực tế ở Trường Chính trị những chủ trương, chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Đảng ủy đối với từng mãng, từng bộ phận thông suốt, nhưng vấn đề triển khai đến đội ngũ viên chức, người lao động ở từng bộ phận chưa thông suốt, có lúc có nơi viên chức và người lao động chưa nắm được tinh thần chủ trương, chỉ đạo nên dẫn đến tâm lý, tư tưởng không an tâm… Do vậy, vai trò của đội ngũ chủ chốt phải là cầu nối truyền tải thông tin đảm bảo sự thông suốt, hai chiều, không còn là “điểm nghẽn”.

- Sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữa các phòng, khoa với nhau chưa đồng bộ, chưa có tính chủ động, phối hợp trao đổi bàn bạc, tháo gỡ. Tình trạng phổ biến hiện nay là trên nóng, dưới lạnh. Để khắc phục tình trạng trên cần có phân công giao việc, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở, siết chặt kỷ cương.

- Ban Giám hiệu còn có trách nhiệm tháo gỡ những điểm nghẽn từ bên ngoài do quy định, quy chế cản trở trong công việc gây khó khăn, vướng mắc.

Song song đó, vai trò của lãnh đạo các phòng, khoa cần phải làm gì để tăng tốc, tăng tốc với tinh thần như thế nào để quyết tâm thực hiện chủ trương.

- Nêu gương của lãnh đạo các phòng, khoa: Với tư cách là Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng các bộ phận phải chịu trách nhiệm truyền tải thông tin, các chủ trương của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, nội dung các cuộc họp,... cho cấp dưới nắm thông tin thông suốt, không để xảy ra tư tưởng không an tâm. Đó chính là tháo gỡ “điểm nghẽn”.

- Bản thân lãnh đạo các phòng, khoa gương mẫu, truyền cảm hứng tác động, tạo điều kiện cho cấp dưới chuyển biến, chịu trách nhiệm đối với tập thể, bộ phận mình phụ trách.

Đối với tất cả các đồng chí là giảng viên, viên chức, người lao động muốn tăng tốc phải có hai điều kiện: Vừa tự bản thân từng cá nhân và vừa có sự tác động hỗ trợ góp sức của đồng chí, đồng nghiệp, của người khác, sự động viên, quan tâm giúp đỡ của tổ chức (phòng, khoa và chi bộ) kiềm cặp, định hướng, giáo dục tạo sự tăng tốc của mỗi cá nhân và tăng tốc đồng bộ.  Nhưng yếu tố quyết định nhất vẫn là bản thân của từng cá nhân, trước hết phải thông về nhận thức và tư tưởng, có phương pháp làm việc, có kế hoạch làm việc cho nhiệm vụ của mình trong thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao, với một quyết tâm cao, với một thái độ vì công việc, vì tập thể.

Hiện nay đội ngũ cán bộ, giảng viên được đào tạo trình độ bài bản, mặt bằng trình độ cao nhưng vấn đề tại sao có sức ỳ, trì trệ, tiến độ chất lượng hiệu quả kém, đó chính là ở thái độ đối với công việc, tức là tinh thần trách nhiệm, chưa hết lòng hết sức vì công việc, chưa tận tâm tận tụy với công việc, không nên ỷ lại vào trình độ, bởi yếu tố quyết định kết quả thực hiện công việc của bản thân đó chính là thái độ đối với công việc trên nền tảng trình độ được đào tạo bài bản.

Quyết định của bản thân chính là sự tự giác, nhưng đôi khi sự tự giác chưa cao đòi hỏi phải có sự góp ý chấn chỉnh kịp thời từ đồng chí, đồng nghiệp bằng tinh thần trách nhiệm, xây dựng, góp ý để tiến bộ hơn, không chế giễu, chê cười.

Với tư cách là người đứng đầu, đồng chí kêu gọi sự đồng lòng, đồng sức, đồng bộ trong toàn thể đội ngũ đảng viên, viên chức và người lao động cùng nhau tăng tốc, mỗi cá nhân tăng tốc thì cơ quan sẽ tăng tốc, góp phần cùng với tỉnh tăng tốc theo chủ trương đã đề ra.

Qua buổi sinh hoạt chuyên đề, bản thân với vị trí là một đảng viên, viên chức quản lý, người đứng đầu bộ phận Đào tạo càng nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ trương “tăng tốc” của Tỉnh ủy, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng nhà trường, xem đây là cách làm hay, có ý nghĩa thiết thực và hưởng ứng tích cực thông qua việc đăng ký thực hiện bằng những việc làm cụ thể gắn với chức trách, nhiệm vụ:

Thứ nhất, cần tháo gỡ “điểm nghẽn”, với tư cách là một Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng có trách nhiệm triển khai, quán triệt kịp thời mọi chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, để cấp dưới thông suốt, tạo tư tưởng thông từ đó hành động sẽ thông. Đồng thời thường xuyên nắm bắt, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới lên cấp trên kịp thời tháo gỡ, giải quyết, thật sự là cầu nối để truyền tải thông tin thông suốt.

Thứ hai, tạo sự tăng tốc cả trong tư duy, chất lượng, mức độ làm việc và sử dụng thời gian làm việc hiệu quả. Tránh kiểu tư duy theo lối mòn, trì trệ, kém hiệu quả.

Thứ ba, phải có sự hy sinh cả về lợi ích, thời gian và suy nghĩ vì mục đích chung là phục vụ, cống hiến hết mình.

Thứ tư, chủ động, tích cực hơn trong công việc, nâng tầm trong công tác tham mưu đề xuất các nội dung, vụ việc phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Nhiệt tình, phát huy tính năng động, đổi mới trong hoạt động, xây dựng kế hoạch của cá nhân một cách cụ thể, khoa học.

Thứ năm, bám quy chế, quy định, phối hợp giữa các bộ phận đồng bộ; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới mình. Trong công tác quản lý phải vừa bao quát, vừa nắm chắc từng vụ việc cụ thể để tham mưu xử lý giải quyết, tránh sai sót.

Tóm lại, với chủ trương chung của Tỉnh ủy, mỗi cấp, mỗi ngành trong đó có Trường Chính trị, với từng vị trí công tác, với mỗi chức trách, nhiệm vụ của từng cá nhân sẽ hưởng ứng với tinh thần tích cực, ý chí tiến công, chắc chắn rằng Trường Chính trị Bến Tre sẽ đạt được nhiều kết quả mới trong năm 2018, tạo tiền đề để đưa Trường Chính trị Bến Tre hướng đến đạt chuẩn vào năm 2025./.

Tin khác