Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế lao động 01/5!

Thứ sáu, 26 Tháng 4, 2024 - 16:11

Các Mác với Học thuyết giá trị thặng dư – bản chất của chủ nghĩa tư bản

ThS. Trần Văn Hòa
Phó Trưởng Khoa lý luận cơ sở

      

Học thuyết giá trị thặng dư là “hòn đá tảng”, những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin, được bổ sung, phát triển trong bối cảnh mới. Nội dung này, được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp Nhà nước với chủ đề: “Học thuyết giá trị thăng dư của chủ nghĩa Mác-Lênin: Những giá trị cốt lõi, những luận điểm đã bị lịch sử vượt qua, sự bổ sung, phát triển trong bối cảnh mới”. C. Mác - Nghiên cứu sự sản xuất ra giá trị thặng dư, nhằm vạch rõ nguồn gốc và bản chất của nó, từ đó vạch rõ bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, v.v… Sau gần 2 thế kỷ, C.Mác đã phát minh ra học thuyết giá trị thặng dư, nhờ đó tìm ra và nhận thức rõ quy luật vận động kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa, tạo cơ sở khoa học vững chắc cho cuộc đấu tranh xóa bỏ mọi bất công xã hội, triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người.

Tuy nhiên, ở đây, người viết chỉ tập trung bàn về việc máy móc hiện đại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản như những luận điệu xuyên tạc và phủ nhận của các thế lực thù địch về vai trò lịch sử của Học thuyết. Người ta cho rằng, trước kia chỉ có công nhân “sản xuất” mới tạo ra giá trị gia tăng, bây giờ “chính tri thức chứ không phải lao động mới là nguồn gốc của giá trị thặng dư”. Trong đó, máy móc là thứ tạo ra giá trị thặng dư chứ không phải sức lao động của con người tạo ra.

Vì vậy, tư bản ngày nay không còn bóc lột giá trị thăng dư, nếu có thì chủ nghĩa tư bản chỉ còn bóc lột “người máy”. Vì trong các xí nghiệp hiện đại, tự động hóa, quá trình sản xuất ra sản phẩm không cần hoặc cần rất ít lao động sống, nhưng giá trị do các xí nghiệp này tạo ra tăng gấp bội so với các xí nghiệp cổ điển dùng rất nhiều công nhân, v.v. Trong thực tế, đời sống công nhân có nâng lên do thu nhập cũng tăng thông qua việc tham gia cổ phần trong các nhà máy, xí nghiệp tư bản.

Các nhà kinh tế học tư sản trước đây và hiện nay hay cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Nên họ ngộ nhận tư bản là “vật” và tư bản là một phạm trù vĩnh viễn. Thực ra, bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của nhà tư bản và được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Khi chế độ tư bản bị xóa bỏ thì tư liệu sản xuất không còn là tư bản nữa. Như vậy, tư bản không phải là một vật mà là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người và người trong quá trình sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong lịch sử.

Vì vậy, chúng ta cần bàn thêm về tư liệu sản xuất (máy móc, trang thiết bị, nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất) được C. Mác kí hiệu là C gồm có C1 và C2. Nó có đặc điểm là trong quá trình sản xuất, giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm. Nghĩa là bản thân nó không tự tạo ra một lượng giá trị mới trong đó có giá trị thăng dự, khác với quan điểm tư sản cho rằng mọi tư liệu sản xuất đều tạo ra giá trị thặng nên tư bản không bóc lột sức lao động, vì nó do máy móc tạo ra. Giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới. Hàng hóa máy móc, nguyên nhiên vật liệu ban đầu được mua trên thị trường còn dưới dạng đầu vào của quá trình sản xuất. Khi đưa vào sản xuất hàng hóa tiêu dùng, thì chúng biến đổi thành một sản phẩm mới phục vụ cho tiêu dùng. Và hàng hóa này khi đi vào tiêu dùng thì người tiêu dùng chỉ sử dụng giá trị sử dụng của chúng (giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa).

Ví dụ, trang bị 2 máy vi tính hiện đại nhất hiện nay cho 2 lao động có trình độ công nghệ thông tin khác nhau, thì kết quả năng suất lao động sẽ khác nhau. Nghĩa là người có trình độ và thành thạo việc sử dụng máy tính cao sẽ cho năng suất lao động cao. Ngược lại, người có trình thấp, việc sử dụng máy tính chưa thành thạo thì năng suất lao động sẽ thấp. Điều đó đã chứng minh năng suất lao động là do sức lao động của con người tạo ra trên cơ sở quyết định của trình độ tay nghề. Máy móc chính là yếu tố của quá trình lao động, là phương tiện giúp con người tạo ra năng suất, chứ máy móc không quyết định việc tạo ra năng suất lao động.

Cho nên có thể khẳng định, tư bản bất biến (máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) không tạo ra giá trị thăng dư, nó là điều kiện cần thiết để cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư được diễn ra. Nguồn gốc tạo giá trị thặng là sức lao động của người làm thuê.

Vậy, sức lao động được biểu hiện như thế nào? Có tham gia gì vào quá trình sản xuất giá trị thặng dự. Tư bản khả biến là một bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động (trả lương, thuê mướn công nhân), đại lượng của nó thay đổi trong quá trình sản xuất và tạo ra giá trị thặng dư và ký hiệu là v. Tư bản khả biến có thể tạo ra sự biến đổi về giá trị, có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dự, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.

Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước một tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được gọi là tư bản bất biến. Nhưng đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến.

Ngày nay, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), lực lượng sản xuất phát triển như vũ bão đã tiến mạnh vào các ngành sản xuất vật chất của xã hội; của cải vật chất tạo ra thật nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng cho con người. Điều đó làm cho con người dễ nhầm tưởng máy móc trực tiếp và quyết định tạo ra năng suất, cũng đồng tạo ra giá trị thặng dư, nên tư bản ngày nay không còn bóc lột công nhân làm thuê.

Chính vì lẽ đó, các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật, đặc biệt là đòi xét lại học thuyết Mác nói chung, cụ thể là học thuyết về giá trị thăng dư, họ cho rằng nó không còn đúng, đã lạc hậu, lỗi thời. Có chăng Học thuyết chỉ đúng trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, ngày nay đã chấm dứt vai trò lịch sử của nó. Đây là những quan điểm sai trái, thiếu tính khoa học, tính thực tiễn, thậm chí phản động, phản cách mạng.

Bản thân sản xuất giá trị thăng dư là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nghĩa là ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sự tồn tại của giá trị thăng dư. Giá trị thăng dư là cơ sở tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản, không những phản ánh mục đích mà cả phương pháp, thủ đoạn và phương tiện để đạt mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Về mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất ra giá trị sử dụng và cũng không phải vì sản xuất ra giá trị nói chung, mà sản xuất ra giá trị thặng dư. Đối với tất cả nhà tư bản, giá trị thăng dư càng nhiều càng tốt.

Về phương pháp và thủ đoạn bóc lột công nhân làm thuê để có giá trị thặng dư ngày càng lớn là kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao động. Phương tiện để đạt được mục đích trên là ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất trên cơ sở hình thành và phát triển nền đại công nghiệp cơ khí. Do vậy, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nó là một bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản, là lao động không công của công nhân làm thuê, thể hiện bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Tóm lại, do sự tác động của quy luật giá trị thặng dư nên sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa diễn ra dưới hình thức mâu thuẫn đối kháng. Sự tác động của quy luật này làm cho mâu thuẫn cơ bản – mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản và với toàn bộ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, tạo cơ sở kinh tế, xã hội quyết định địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản. 

Thông tin phản bác: 

Tin khác