Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế lao động 01/5!

Thứ sáu, 26 Tháng 4, 2024 - 14:22

Nhân kỷ niệm 195 năm ngày sinh Các Mác (Karl Marx) (5/5/1818-5/5/2013)

Những ngày tháng năm tưởng nhớ Các Mác về mô hình chủ nghĩa xã hội của người

Hòa cùng niềm vui chung của dân tộc và nhân loại trong việc kỷ niệm những ngày lễ lớn của tháng năm lịch sử năm nay, việc nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội; tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Các Mác và sự vận dụng những tư tưởng ấy vào tình hình cách mạng Việt Nam hiện nay chính là nhằm ghi nhớ công lao to lớn của Các Mác đã đóng góp cho nhân loại nói chung và cho Việt Nam nói riêng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
C.Mác nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong điều kiện tự do cạnh tranh dự báo về chủ nghĩa xã hội và tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ về chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995, t.19,tr.47.)
Về mô hình CNXH, C.Mác khẳng định:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là nền đại công nghiệp. Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng xuất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất phát triển cao, ở những nước thực hiện sự quá độ bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho CNXH.
Xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN, xác lập chế độ công hữu XHCN về TLSX. Thủ tiêu chế độ tư hưu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân.Tuy nhiên không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân TBCN.
CNXH được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội gắn bó với nhau vì lợi ích căn bản của cộng đồng.
Tạo ra cách tổ chức lao động cùng với kỹ thụât và kỷ luật lao động mới. CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới, quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó cần phải tổ chức lao động và kỷ luật mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động đây là nguyên tắc phân phối cơ bản nhất CNXH bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động, sáng tạo và hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thụ lao động theo nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo lao động”. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này.
Xây dựng nhà nước kiểu mới thể hiện bản chất của GCCN. CNXH có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất GCCN, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
Nhà nước XHCN do ĐCS lãnh đạo, thông qua nhà nước Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xã hội. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước. đây là một “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn.
Giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện. 
Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống XHCN, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng CNXH. Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng và bình đẳng xã hội.
Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của CNXH nói lên tính ưu việt của CNXH và do đó CNXH là một xã hội tốt đẹp lý tưởng ước mơ của toàn thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó trong quá trình xây dựng CNXH cần phải quan tâm tất cả các đặc trưng này.
V.I.Lênin nghiên cứu về CNTB khi chuyển sang giai đoạn CNĐQ khẳng định về TKQĐ: Về lý luận, không còn nghi ngờ gì nữa, rằng giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN phải có một TKQĐ. Đó là thời kỳ đấu tranh giữa CNTB đã bị đánh bại và CNXH vừa mới phát sinh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh người kế thừa, phát huy và vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH và tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH vào tình hình cách mạng Việt Nam từ những năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên.
Từ thực tiễn Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến việc xây dựng mô hình CNXH ở miền Bắc, viết về 30 năm hoạt động của Đảng, đăng trên báo Nhân Dân (6-1-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”; rằng “Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng của CNXH bao gồm:
- CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.
- CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
- CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi.
- CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và từ tình hình thực tiễn của Việt Nam:
Trước hết, Người đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước để nhận rõ đặc trưng, tính chất của thời kỳ quá độ của Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẩn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, trong đó đặc điểm bao trùm nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN. Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẩn, khó khăn, phức tạp, chi phối toàn bộ tiến trình quá độ lên CNXH ở nước ta, từ đó phải tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm phù hợp với đặc điểm Việt Nam.
Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người nói "Chúng ta phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài".
Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi CNXH ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị- xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát huy một cách sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH vào tình hình cách mạng Việt Nam trong việc đề ra mô hình, mục tiêu, phương hướng xây dựng CNXH.
Về mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Do nhân dân làm chủ.
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp.
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. (ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, HN, Tr. 70).
Mục tiêu CNXH.
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Động lực xây dựng CNXH.
Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giữa GCCN với GCND và TLTT đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS.
Thời gian xây dựng CNXH.
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nhân dân ta thu được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH.
Phấn đấu đến 2020 nước ta có nền công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại
Đến giữa TK XXI nước ta có nền công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN (ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, HN, Tr. 71).
Phương hướng giải pháp xây dựng CNXH.
Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. (ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, HN, Tr. 72).
- Kiên định nhất quán con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, 38 năm qua mà nhất là hơn 25 năm đổi mới đã đem lại những thành tựu hết sức to lớn cả về lý luận cũng như thực tiễn chứng minh một cách hùng hồn chân lý của thời đại ngày nay từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 vẫn là thời kỳ quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới cụ thể là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam là một điển hình.
- Dù cho thực tiễn ở các quốc gia dân tộc và thời đại ngày nay có vận động biến đổi, song những nội dung tư tưởng lý luận về CNXH của CNM-LN, TT HCM và của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn sống mãi với thời gian.
- Giá trị lý luận và ý nghĩa lịch sử vĩ đại về CNXH của CNM-LN, TT HCM và của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn chói  sáng mãi trong lương tri của loài người tiến bộ và các dân tộc bị áp bức, bóc lột.
- Sự kiên định nhất quán và duy nhất đúng đắn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là một minh chứng hào hùng cho chân lý của thời đại ngày nay, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới xoá bỏ một cách triệt để mọi áp bức, bất công, mới giải phóng hoàn toàn con người và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện./.
ThS Nguyễn Thành Phương
                                                                Trưởng Khoa LLMLN, TT HCM

 

Tin khác