Trường Chính trị Bến Tre mà tiền thân là Trường Cán bộ Việt Minh tỉnh Bến Tre, thành lập vào tháng 3 năm 1947 tại xóm Bần Mít, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Sau gần 50 năm hoạt động đào tạo và huấn luyện cán bộ phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương. Mặc dù đã nhiều lần đổi tên để đáp ứng nhiệm vụ mới nhưng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi tổ chức bộ máy phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ra Quyết định số 456-QĐ/TU ngày 25 tháng 10 năm 1994 hợp nhất Trường Đảng Trần Phú và Trường Hành chánh tỉnh thành Trường Chính trị. Trường Chính trị tỉnh Bến Tre chính thức ra đời và hoạt động theo Quyết định số 1064/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 24 tháng 12 năm 1994.
Thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 1232-QĐ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh Bến Tre.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Chính trị tỉnh là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng huyện và các ban ngành cấp tỉnh; cán bộ dự nguồn các chức danh trên. Mặt khác, Trường Chính trị còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn địa phương theo Quyết định 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03 tháng 02 năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh kèm theo quy chế, quy định quản lý đào tạo ở các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở thì công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế được nhà trường xem là nhiệm vụ hàng đầu nhằm gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường tham mưu tốt cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh ra quyết định trong lãnh đạo, quản lý.
Thực hiện nhiệm vụ chính trị nêu trên, đội ngũ đảng viên của nhà trường đã không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của giảng viên, đảng viên trong việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế theo quy định nhằm đảm bảo vừa giỏi về chuyên môn, vừa vững vàng về bản lĩnh chính trị nhằm gắn lý luận với thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy đáp ứng tốt yêu cầu tình hình mới của công cuộc cách mạng hiện tại ở tỉnh nhà.
Từng giảng viên, đảng viên của nhà trường cần phải thấm nhuần hơn nữa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của thực tiễn và gắn lý luận với thực tiễn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.
Xuất phát từ yêu cầu ấy mà việc nghiên cứu thực tế là việc làm thường xuyên của đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Trường Chính trị Bến Tre. Trong dịp nghiên cứu thực tế hè 2013, đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Trường Chính trị Bến Tre đã được BGH đưa đi NCTT ở các tỉnh Nam Trung bộ nhằm nhằm gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường tham mưu tốt cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh ra quyết định trong lãnh đạo, quản lý.
Địa điểm đầu tiên mà đoàn đến là đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi.
Huyện đảo Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo Tiền Tiêu từ khi đó.
Lý Sơn không chỉ là đảo tiền tiêu, giữ một vị trí chiến lược quan trọng trên vùng Biển Đông, mà còn là địa danh của hàng chục di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh…
Với địa hình trông xa như 5 ngọn núi nhô cao giữa biển với nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Giếng Tiền, Thới Lới, Chùa Hang, Chùa Đục, Hang Câu, Cổng Tò Vò, Hòn Mù Cu, Lý Sơn là huyện đảo đang và sẽ phát triển mạnh về du lịch sinh thái biển, đảo.
Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải (Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).
Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. Các mạch nước ngầm nóng, dưới chân núi lửa, cung cấp nhiệt năng để sản xuất điện phục vụ sinh hoạt cho Lý Sơn.
Các dấu vết khảo cổ từ thời văn hóa Sa Huỳnh có từ sớm hơn 200 năm trước công nguyên đã được tìm thấy trên đảo.
Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảoHoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp. [3][4]
Trongchiến tranh chống Mỹ, Lý Sơn là địa điểm mà Hải quân Mỹ đặt trạm ra đa để quan sát hoạt động của tàu thuyền dọc theo bờ biển Việt Nam. Ngày nay các trạm rađa, như trạm rađa tầm xa N50, của Hải quân Việt Nam vẫn hoạt động trên đảo này.
Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch "biển đảo Lý Sơn" vào ngày 28 tháng 4 năm 2007. Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Khi lưu trú trên đảo, du khách sẽ được thưởng thức các món hải sản và các đặc sản gỏi tỏi, gỏi cá cơm và đồn đột.
Trên đảo có ba di tích quốc gia: Đình làng An Hải (di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa bên trên), Âm Linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), Chùa Hang. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm-Pa. Và 24 chùa, am khác.
Đảo Lý Sơn vẫn còn lưu giữ dấu tích của người tiền sử trên núi Giếng Tiền, Thới Lới. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hiện vật quý giá của các nhóm cư dân thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 2.000-2.500 năm tại Xóm Ốc, Suối Chình…
Hàng năm vào giữa tháng ba âm lịch hàng năm các tộc họ trên đảo tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - đây là một lễ thức rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn, mà cũng rất đặc trưng, không có nơi nào có được...
Lý Sơn được khẳng định là bảo tàng sống động về lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay huyện đang xúc tiến để đưa vào khai thác loại hình du lịch lặn biển, ngắm san hô, câu cá ven đảo...
Ngày 13 tháng 07 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện đảo Lý Sơn.
Huyện đảo Lý Sơn còn được biết đến như một "vương quốc hành, tỏi.” Với đặc trưng riêng về thổ nhưỡng, khí hậu nên hành, tỏi Lý Sơn nổi tiếng với vị thơm, ngon không nơi đâu sánh được. Tháng 3/2009, hành, tỏi Lý Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể độc quyền.
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X thông qua đã xác định mục tiêu: “Đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP của cả nước”
Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho rằng, huyện đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, chính quyền địa phương tiếp tục khuyến khích ngư dân bám biển, bám ngư trường, vừa làm giàu từ biển, vừa khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân nhận thức rõ hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
Trong Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi xác định: Đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược trong hệ thống phòng thủ bảo vệ biển đảo và phát triển kinh tế biển của Quảng Ngãi và khu vực ven biển miền Trung.
Do vị trí chiến lược của huyện đảo nên việc phát triển kinh tế luôn gắn với việc bảo đảm quốc phòng - an ninh. Đây là nhiệm vụ chiến lược luôn được thực hiện thường xuyên. Nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân thường xuyên được củng cố. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được mở rộng và phát triển. Hệ thống chính trị từ huyện đến địa bàn dân cư được củng cố và xây dựng.
Địa điểm thứ hai mà đoàn đến là khu Chứng tích Sơn Mỹ của tỉnh Quảng Ngãi.
Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trênquốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn được biết đến là vụ thảm sát Mỹ Lai), thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ vào buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong Chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, du khách có thể trực tiếp nhìn thấy những bức ảnh ghi lại tội ác chiến tranh được trưng bày tại nhà chứng tích Sơn Mỹ hoặc tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội).
Sáng ngày 16 tháng 3, sau một đợt công kích dọn chỗ ngắn bằng pháo và súng máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ bộ vào làng Sơn Mỹ. Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Việt Cộng nào trong làng, thay vào đó chỉ có những người dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quét của quân đội Mỹ. Trung đội của thiếu úy William Calley bắt đầu xả súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương", những người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi các loạt đạn bừa bãi này. Sau đó lính Mỹ bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động, người, gia súc, gia cầm... Họ bị giết bằng các loạt súng, bằng lưỡi lê hoặc bằng lựu đạn với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao.
Với chủ trương: “Tác xạ tiêu diệt mọi sự di chuyển trong khu vực hành quân” và “giết sạch, phá sạch và đốt sạch”, từ khoảng 6 giờ 30 phút đến 16 giờ (16-3-1968), các đơn vị này đã tiến hành cuộc thảm sát phi nhân tính, cực kỳ man rợ, để lại vết nhơ rơ bẩn nhất, trơ chẽn nhất, không thể gột rửa cho quân đội của đế quốc Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và là nỗi đau ngàn đời không thể quên với nhân dân Quảng Ngãi nói riêng, dân tộc Việt Nam và cả loài người tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới nói chung.
Lính Mỹ điên cuồng sục xạo từng gia đình, từng căn hầm và mọi ngóc gách để tìm và tiêu diệt người dân địa phương mà không vấp phải bất cứ một hành động phản kháng nào, ngoài sự tổn thất duy nhất là việc người lính da đen Herbert Carter tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia vào vụ thảm sát đồng loại.
Đài BBC News mô tả lại cảnh này: Binh lính bắt đầu nổi điên, họ xả súng vào đàn ông không mang vũ khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc. Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết... Những nơi khác trong làng, nỗi bạo tàn [của lính Mỹ] mỗi lúc chồng chất. Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt; những người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu "C Company" ("Đại đội C") trên ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan hoang, xác người la liệt khắp nơi.
Vài chục người bị dồn vào một mương nước và xả súng giết chết, một số chỗ khác cũng xảy ra những giết hàng loạt như vậy. Một nhóm lớn gồm khoảng 70 hoặc 80 dân làng nằm trong vòng vây của Trung đội 1 ở trung tâm làng bị Calley đích thân giết hoặc ra lệnh cho cấp dưới giết. Các binh sĩ của Trung đội 2 đã giết ít nhất từ 60 đến 70 dân làng bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em trong khi đơn vị này càn qua nửa phía bắc của thôn Mỹ Lai 4 và Bình Tây.
Sau cuộc càn quét đầu tiên của Trung đội 1 và 2, Trung đội 3 được lệnh giải quyết bất cứ sự "kháng cự còn lại" nào. Ngay lập tức lính Mỹ giết tất cả những người và gia súc còn sống nhưng không may bị họ tìm được. Ngay cả những người giơ tay đầu hàng từ chỗ ẩn nấp hoặc những tiếng rên cất lên từ các đống xác người cũng bị những lính Mỹ này "giải quyết". Trung đội 3 cũng là đơn vị bao vây và giết một nhóm khoảng từ 7 đến 12 dân thường chỉ gồm phụ nữ và trẻ em.
Vì Đại đội Charlie không gặp bất cứ sự kháng cự nào của "quân địch", Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn bộ binh số 3 bắt đầu chuyển hướng càn quét sang các xóm của thôn Mỹ Khê 4 và giết khoảng 90 dân thường. Có một binh sĩ Mỹ chết và 7 người khác bị thương vì mìn và bẫy cá nhân. Trong vòng 2 ngày tiếp theo, các đơn vị lính Mỹ tiếp tục việc đốt phá các làng xóm và tra tấn những người bị bắt. Các lính Mỹ nếu không tham gia vào các tội ác thì cũng không phản đối hoặc báo cáo lại nó với cấp trên.
Đỉnh điểm của hành động tàn sát giã man này là chúng đã hiếp nhiều phụ nữ, trẻ em, kể cả người đang mang bầu, sau đó tập trung dân làng, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em, thành từng tốp rồi xả súng bắn giết 102 người ở Tháp Canh, 107 người ở một đoạn mương nước phía đông xóm Thuận Yên, thôn Tư Cung.
Hậu quả là 504 thường dân vô tội bị giết chết (gồm 407 người ở thôn Tư Cung, 97 người ở thôn Mỹ Hội), trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già. Có 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu rụi. Mất mát này quá to lớn và là nỗi đau ngàn đời không thể quên trong mỗi người dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Melvin Laird bình luận: "Có quá nhiều xác trẻ em nằm đó; những bức ảnh đó là sự thực".
Tin tức kinh hoàng về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mỹ và thế giới đòi rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam. Vụ Mỹ Lai cũng khiến nhiều thanh niên Mỹ có thêm lý do để phản đối việc đăng lính; những người vốn có tư tưởng phản chiến được tiếp thêm sức mạnh, những người đang lưỡng lự ngả hẳn sang phe phản chiến.
Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của vụ Mỹ Lai đối với người Mỹ và thế giới, đó là nó làm thay đổi thái độ của công chúng đối với cuộc chiến phi nghĩa và tàn bạo này. Những người vốn thờ ơ với cuộc tranh luận về chiến tranhhay hòa bình đã bắt đầu chú ý phân tích cuộc chiến một cách sâu sắc hơn. Những câu chuyện kinh hoàng về cuộc chiến cũng được dần đưa ra ánh sáng.
Qua những hình ảnh đau thương mất mát này, người dân Việt Nam nói chung và người dân Quảng Ngãi nói riêng mong muốn mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác trước tội ác chiến tranh xâm lược, cùng chung tay xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị đoàn kết quốc tế, góp phần bảo vệ hòa bình.
Địa điểm thứ ba mà đoàn đến là Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Khu công nghiệp Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810 ha, trong đó 345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày, dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam.
Nhà máy sản xuất khí hóa lỏng LPG, propylene, polypropylene, xăng A92 và A95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel và dầu nhiên liệu. Nhà máy gồm 14 phân xưởng chế biến công nghệ, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ và 8 hạng mục ngoại vi. Các hạng mục chính của nhà máy bao gồm:
Cảng nhập dầu thô; Khu bể chứa dầu thô; Các phân xưởng phụ trợ; Các phân xưởng công nghệ; Khu bể chứa trung gian; Đường ống dẫn và khu bể chứa sản phẩm; Cảng xuất sản phẩm bằng đường biển và trạm xuất bằng đường bộ; Đê chắn sóng; Khu nhà hành chính; Nhà máy sản xuất polypropylene.
Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công ngày 28 tháng 11 năm 2005.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ đô la Mỹ (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty dầu khí Việt Nam. [2][3] nay là tập đoàn dầu khí Việt Nam - PetroVietnam.
Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha).
Để mô tả khối lượng công việc lớn của dự án tổng thầu của Technip đã so sánh: "Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng hai tháp Eiffel; và một nhà máy điện công suất trên 100 megawatt đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi." Technip cũng thông báo: việc thiết kế thực hiện với tiêu chí sử dụng tối đa các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật của Việt Nam, cho nên 75% công việc của nhà máy sẽ do người Việt đảm nhận. Đã có 1.046 kỹ sư và nhân viên nhà máy được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đảm đương việc vận hành nhà máy Dung Quất trong tương lai.
Nhà máy được vận hành nâng công suất dần dần từ ngày 25 tháng 2 dự kiến đến tháng 8 năm 2009 sẽ đạt 100% công suất để sản xuất ra các sản phẩm khí hóa lỏng (gas) LPG (900-1.000 tấn/ngày) xăng A90 (2.900-5.100 tấn/ngày) và A92-95 (2.600-2.700 tấn/ngày), dầu Diesel (7.000-9.000 tấn/ngày), LPG và các sản phẩm khác như Propylene (320-460 tấn/ngày), xăng máy bay Jet-A1 và nhiên liệu cho động cơ phản lực (650-1.250 tấn/ngày) và dầu đốt lò F.O (1.000-1.100 tấn/ngày). Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và trong giai đoạn 2, sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ (85) và đầu chua từ Dubai (15%).
Vào ngày 18 tháng 2 năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức một buổi họp báo về sự kiện đón mừng dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy Dung Quất. Và đến tối ngày 23 tháng 2 năm 2009, lễ đón dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy đã diễn ra tại tại khu bể chứa sản phẩm. Và đại diện của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam nhân dịp này cũng đã chính thức công bố giấy xác nhận về chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy.
Ngày 6 tháng 1 năm 2011, nhà máy lọc dầu Dung Quất được khánh thành. Nhà máy hiện do Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) quản lý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoá kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên "chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247). Những cán bộ ấy quên rằng, "kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234). Thực chất là họ không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234 - 235). "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 47). Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiên mới nảy sinh. Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế không phù hợp với thực tiễn./.
ThS Nguyễn Thành Phương
Trưởng Khoa LL M-LN, TT HCM