Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ ba, 23 Tháng 4, 2024 - 23:01

Thông tin trao đổi

Ngày Đăng : 20/04/2021
ThS. Nguyễn Thành Phương
Trưởng khoa Lý luận cơ sở
 

Đồng chí Trần Trường Sinh là một cán bộ sinh ra và lớn lên từ miền Bắc với quyết tâm chính trị và niềm tin sắt đá, cùng bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định vì sự nghiệp Trường Đảng - Trường Chính trị đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của tỉnh nhà, để các thế hệ chúng tôi có được ngôi Trường Chính trị như ngày hôm nay.

Ngày Đăng : 20/04/2021
ThS. Phan Văn Thuận
 Trưởng Khoa Xây dựng Đảng
 

Đồng chí Trần Trường Sinh, sinh năm 1914, tại xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bí danh Việt Hùng, bút hiệu Lê Khanh, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, rồi trở thành người lao động tha hương, đi kiếm sống ở Hải Phòng, Hà Nội, giác ngộ và hoạt động cách mạng ở đây và được kết nạp vào Đảng năm 1941 tại Hà Nội. Năm 1942, đồng chí bị địch bắt đưa về giam giữ tại nhà giam Hỏa Lò. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn từ mua chuộc, dụ dỗ đến cực hình tra tấn dã man, tàn bạo nhưng không lay chuyển được niềm tin sắt đá của đồng chí vào lý tưởng cách mạng của Ðảng. Bất lực trước khí phách của người cộng sản, địch đã kết án đồng chí thuộc loại tù “chính trị án nặng” và đày đi Côn Đảo. Nhưng xà lim “địa ngục trần gian” vẫn không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản. Ý chí kiên cường đó của đồng chí và những người bạn tù cộng sản cùng bị giam giữ vẫn tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn.

Ngày Đăng : 20/04/2021
ThS. Nguyễn Thị Hiền
Trưởng phòng QLĐT&NCKH
 

Đồng chí Trần Trường Sinh (bí danh Việt Hùng), sinh năm 1914, tại xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1941, tham gia hoạt động cách mạng tại Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1942, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà giam Hỏa Lò, sau đó bị đày đi Côn Đảo. Tại “địa ngục trần gian” này, những đồng chí cách mạng trong nhà tù đã thực hiện chủ trương: “Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, đồng chí Trần Trường Sinh được bồi dưỡng kiến thức qua các lớp đào tạo cán bộ tuyên huấn, báo chí từ những đồng chí ở chung nhà tù là cán bộ lãnh đạo của Đảng,… nên có vốn kiến thức uyên bác, truyền đạt cho học viên nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn công tác, kỹ năng giảng dạy lý luận Mác-Lênin.

Ngày Đăng : 20/04/2021

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Trần Trường Sinh (1914-1951) quê ở xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, lớn lên trở thành người lao động tha hương, đi kiếm sống ở Hải Phòng, Hà Nội. Bước vào đời, chứng kiến những cảnh bất công trong xã hội và thường xuyên tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội khác nhau, Trần Trường Sinh sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1941, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Hoạt động chưa được bao lâu thì năm 1942, đồng chí bị địch bắt đưa về giam giữ tại nhà giam Hỏa Lò. Chúng quy đồng chí vào loại trọng án chính trị, đày đi Côn Đảo.

Ngày Đăng : 20/04/2021
ThS. Dương Văn Chăm
Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Bến Tre
 

1. Tên trường, thời gian, địa điểm thành lập Trường

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Xứ ủy Nam Bộ tổ chức rước 1.800 cán bộ, đảng viên tù chính trị phạm từ Côn Đảo về đất liền. Trong đoàn cán bộ này có nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng như Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng,… về đến Sóc Trăng ngày 23/9/1945, cũng là lúc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ. Từ Côn Đảo về, một số cán bộ được điều về Trung ương, phần lớn đưa về quê hoạt động, còn một số tình nguyện ở lại chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Xứ ủy bố trí về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, riêng tại Bến Tre có các đồng chí Đỗ Nghĩa Trọng, Võ Văn Khánh, Trần Xuân Lê, Thanh Giang (Nguyễn Văn Khôi),… trong đó, có Trần Trường Sinh.

Ngày Đăng : 12/04/2021
CN. Trương Thị Bích Tuyền
Viên chức Khoa Xây dựng Đảng
 

Thanh niên - lực lượng đông đảo trong xã hội, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển tương lai của dân tộc. Trong bất cứ giai đoạn nào của đất nước, thanh niên vẫn là lực lượng xung kích, tình nguyện đi đầu, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến thanh niên, Người khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”[1]. Người nhận thấy rằng, muốn giải phóng dân tộc, muốn xây dựng một xã hội mới, thanh niên phải được đoàn kết tập hợp thành một tổ chức để giáo dục, rèn luyện và định hướng phát triển toàn diện. Tổ chức đoàn kết, tập hợp thanh niên nước ta là tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Ngày Đăng : 30/03/2021
ThS. Nguyễn Thành Phương
Trưởng khoa Lý luận cơ sở
 

Không phải bây giờ mà từ ngàn xưa trong lịch sử dân tộc, việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cho đời sau là một việc làm đã được các giai cấp thống trị đương thời hết sức quan tâm trong quá trình quản lý xã hội.

Ngày Đăng : 22/03/2021
CN. Nguyễn Thị Hoài Thu
Viên chức khoa Nhà nước và Pháp luật
 

Thanh niên là lớp người có hoài bão, ước mơ, ham hiểu biết, thích khám phá, luôn muốn khẳng định mình. Lực lượng thanh niên đã và đang từng ngày đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước bằng tất cả tinh thần, khối óc, sự nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ. Trải qua 90 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã luôn chứng tỏ bãn lĩnh kiên cường, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng sẵn sàng đón tiếp nhiệm vụ khó khăn, gian khổ; thực sự là tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam; là đội dự bị tin cậy của Đảng, của Nhân dân, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam.

Ngày Đăng : 22/03/2021
ThS. Nguyễn Thị Hiền
ĐUV, phụ trách Chi đoàn TCT
 

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ hai họp từ ngày 20 đến 26/3/1931, Trung ương Đảng đã dành một ngày trong thời gian hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách và tăng cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này, nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết định “Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn” và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên. Từ đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương ra đời.

Ngày Đăng : 11/03/2021
ThS. Nguyễn Thị Thùy Giao
Giảng viên Khoa xây dựng Đảng
 

Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến tranh: “... con người, chứ không phải súng mút, sẽ thắng trong trận đánh”(1). Nhận định về vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần, V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường. 

Trang

Đăng kí nhận Thông tin trao đổi