Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ bảy, 20 Tháng 4, 2024 - 08:11

Thông tin trao đổi

Ngày Đăng : 07/05/2014
Đoàn Thị Mao
Khoa Dân vận

Trong chiến tranh việc xây dựng hậu phương là vô cùng quan trọng, đây là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực và là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Với vai trò quan trọng ấy, hậu phương đã được các nhà quân sự xây dựng với những mô hình và đặc điểm khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Còn theo V.I.Lênin:“muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc. Một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ”(V.I.Lênin toàn tập, tập 35, trang 497). Kế thừa kinh nghiệm truyền thống của cha ông và quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta đã đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển hậu phương làm chỗ dựa vững chắc của cách mạng. Chiến dịch Điện Biên Phủ là điển hình trong việc phát huy cao độ vai trò của hậu phương trong chiến tranh. Bên cạnh đó, các hoạt động hậu cần cung cấp nhu cầu của tiền tuyến được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi phương án chiến dịch có sự thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ngày Đăng : 09/04/2014
ThS Phan Văn Thuận
 Trưởng khoa Xây Dựng Đảng

 

Hệ thống chính trị ở nước ta được thiết lập và vận hành theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, mỗi thiết chế trong hệ thống đều có vị trí, vai trò, trách nhiệm khác nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, xã hội và cả hệ thống chính trị. Nội dung và phương thức quan trọng nhất thể hiện vai trò cầm quyền lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo Nhà nước, thông qua Nhà nước và sử dụng bộ máy nhà nước để tổ chức, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đòi hỏi Đảng phải không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, làm cho đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện có hiệu quả cao nhất trong cuộc sống, phát huy cao độ vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội, sức mạnh của quần chúng nhân dân và tiềm năng của đất nước, qua đó, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thực hiện “từng bước nhất thể hoá chức danh cán bộ” ở cơ sở là một bước quan trọng trong quá trình đổi mới nói trên; đồng thời, là “bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở”, điều đó thể hiện sự nhất quán về nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.

Ngày Đăng : 08/04/2014
ThS Phan Văn Thuận
 Trưởng khoa Xây Dựng Đảng

 

Hệ thống chính trị ở nước ta được thiết lập và vận hành theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, mỗi thiết chế trong hệ thống đều có vị trí, vai trò, trách nhiệm khác nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, xã hội và cả hệ thống chính trị. Nội dung và phương thức quan trọng nhất thể hiện vai trò cầm quyền lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo Nhà nước, thông qua Nhà nước và sử dụng bộ máy nhà nước để tổ chức, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đòi hỏi Đảng phải không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, làm cho đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện có hiệu quả cao nhất trong cuộc sống, phát huy cao độ vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội, sức mạnh của quần chúng nhân dân và tiềm năng của đất nước, qua đó, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thực hiện “từng bước nhất thể hoá chức danh cán bộ” ở cơ sở là một bước quan trọng trong quá trình đổi mới nói trên; đồng thời, là “bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở”, điều đó thể hiện sự nhất quán về nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.

Ngày Đăng : 23/01/2014
ThS Phan Văn Thuận
                                       Trưởng Khoa Xây dựng Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh được Ðại Hội đồng UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là nhà văn hóa kiệt xuất”, bởi vì Người là “một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người “trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.

Ngày Đăng : 23/01/2014
ThS Phan Văn Thuận
                                       Trưởng Khoa Xây dựng Đảng

Trong quá trình sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm thấy được vai trò to lớn của cán bộ và đội ngũ cán bộ. Người luôn xem “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, Người đặc biệt quan tâm đến công tác “huấn luyện cán bộ” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng.

Ngày Đăng : 23/12/2013
Hồ Thị Thùy Dung
Khoa Lý Luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

 Xã hội loài người từ khi xuất hiện giai cấp thì bắt đầu có đấu tranh giai cấp. Hệ quả tất yếu của đấu tranh giai cấp đó là sự ra đời của nhà nước. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, bản chất của nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế. Một trong những đặc trưng của nhà nước là: Nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội, các thiết chế mang tính bạo lực như quân đội, công an, tòa án,...Trong đó, quân đội là đội ngũ then chốt bảo vệ sự tồn vong của nhà nước. Lịch sử đã lưu danh những quân đội hùng mạnh của các nhà nước trên thế giới như: Quân đội Ai Cập cổ đại, Hi Lạp cổ đại, Sparta, La Mã cổ đại, quân đội các quốc gia Trung Quốc cổ đại,...quân đội của phát xít Đức, đế quốc Anh và đế quốc Pháp...

Ngày Đăng : 04/12/2013
ThS Phạm Huỳnh Minh Hùng
Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác vận động quần chúng. Trong tác phẩm “Dân vận” với bút danh X.Y.Z đăng trên báo Sự thật, số 120 ngày 15/10/1949, Người viết: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Chính vì thế, công tác dân vận luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cho nên, đối với cán bộ làm công tác dân vận đòi hỏi phải hội tụ nhiều yếu tố thì công tác vận động quần chúng mới đạt hiệu quả cao. Ngoài việc người làm công tác dân vận phải có trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có vốn thực tiễn phong phú, có lòng nhiệt tình và tâm huyết,…thì việc nắm bắt những yếu tố tâm lý và kỹ năng xử lý các tình huống tâm lý trong hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp với quần chúng, là rất cần thiết, góp phần quan trọng cho sự thành công của công tác dân vận.

Ngày Đăng : 07/11/2013
Đoàn Thị Mao
                                                                                                      Khoa Dân vận

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Trên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập: Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ở Việt Nam, thể hiện trong quá trình xác định con đường để giải phóng dân tộc và quá trình hình thành, phát triển con đường cách mạng. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống từ khi chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đồng thời tác động nghiêm trọng đến cục diện thế giới nói chung và các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Nhưng đó không phải là sự “cáo chung” của chủ nghĩa xã hội như một số học giả tư sản thường rêu rao mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, một bước lùi, một thất bại mang tính tạm thời. Trong xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì vấn đề giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là quan trọng, vì thế sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười vẫn còn nguyên giá trị thời đại đối với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

Ngày Đăng : 07/10/2013
Hồ Thị Thùy Dung
Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Cách mạng Tháng Tám thành công là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta. Thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám được kết hợp từ nhiều yếu tố. Từ lòng yêu nước mãnh liệt của dân ta và sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã dự đoán được tình hình cách mạng, bắt kịp với sự chuyển biến mau lẹ của thời cuộc. Thực hiện tốt quá trình chuẩn bị thời cơ, quyết định chớp lấy thời cơ, thực hiện hành động kiên quyết đúng lúc. Điều đó đã làm nên thắng lợi vang dội của cuộc Cách mạng Tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đem độc lập, tự do cho toàn dân tộc Việt Nam.

Ngày Đăng : 07/10/2013
Đoàn Thị Mao
Khoa Dân vận

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử quan trọng nhất của nước ta và có giá trị cao về mặt lý luận. Đồng thời, thể hiện rõ ý chí hòa bình và quyết tâm sắc đá của nhân dân ta, quyết tâm bảo vệ nền độc lập vừa mới giành lại được. Để có được Tuyên ngôn độc lập, biết bao đồng bào đã hy sinh trong 80 năm chống Pháp và cũng chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống đời nô lệ. Mở ra kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập tự do. Tuyên ngôn độc lập với những lý luận chặt chẽ, sắc bén và những dẫn chứng hùng hồn có sức thuyết phục cao. Đó là kết quả của một quá trình trăn trở, suy ngẫm và từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế, Tuyên ngôn độc lập có những giá trị nhất định về mặt lý luận và có ý nghĩa nhất định trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay. Nổi bật là vấn đề về quyền con người và quyền dân tộc.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin trao đổi