Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế lao động 01/5!

Thứ năm, 25 Tháng 4, 2024 - 03:42

Thông tin trao đổi

Ngày Đăng : 23/12/2014
                                   Hồ Thị Thùy Dung
                                             Khoa LLMLN, TTHCM

Nước Việt Nam là một nước anh hùng, suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta dù nhỏ bé nhưng luôn phải gồng mình đấu tranh chống lại các thế lực ngoại bang xâm lược. Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biết bao chiến công hiển hách của cha ông ta đã được lưu danh muôn thuở. Chắc chắn là người Việt Nam, chúng ta không bao giờ quên những vị anh hùng như: Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ,…và rất nhiều vị anh hùng trong lịch sử oai hùng của dân tộc. Các vị ấy đều là những vị tướng tài giỏi về võ nghệ, tinh thông binh pháp, nghệ thuật dụng binh như thần,…tài thao lược của các thế hệ cha ông đã được nhân dân ta đúc kết lại thành truyền thống đánh thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó không chỉ là truyền thống quý báu của dân tộc mà còn là nghệ thuật quân sự của một nước nhỏ nhưng rất đỗi anh hùng.

Ngày Đăng : 09/12/2014
Nguyễn Thị Hiền
                                                                                 Phó Trưởng phòng Đào tạo
 
Trường Chính trị Bến Tre là một cơ sở đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Đảng, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường là trang bị lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, nhằm trau dồi lập trường giai cấp, phẩm chất chính trị, đạo đức và kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong năm 2014, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị Bến Tre đã tập trung triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nhà đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngày Đăng : 09/12/2014
Nguyễn Thị Hiền
Phó Trưởng phòng Đào tạo

Thực hiện theo Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị (khoá XI) về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Từ tháng 6/2014, được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trường Chính trị Bến Tre đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

Ngày Đăng : 09/12/2014
Thạc sĩ Trần Văn Hòa
Khoa Xây dựng Đảng

Trường Chính trị Bến Tre là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác…

Ngày Đăng : 09/12/2014
Thạc sĩ Trần Thị Quỳnh Nghi
Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với tất cả mọi người nói chung và đối với mỗi giảng viên Trường Chính trị Bến Tre nói riêng.

Ngày Đăng : 09/12/2014
Thạc sĩ Võ Thị Thúy Liễu
                                                          Phó Trưởng phòng NCKH - TT - TL

Hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản của người giảng viên. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau, có vai trò tác động qua lại lẫn nhau. Để nâng cao chất lượng đào tạo, mỗi giảng viên không ngừng nâng cao chất lượng bài giảng và phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn giảng dạy. Ở các Trường Chính trị, đội ngũ giảng viên được coi là lực lượng đi đầu và quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Ngày Đăng : 09/12/2014
Thạc sĩ Trần Thị Quỳnh Nghi
Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của mỗi quốc gia dân tộc. Các điều khoản, quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế chính trị xã hội. Hiến pháp là sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết, ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; thể hiện sâu sắc tinh thần đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới của cách mạng.

Ngày Đăng : 09/12/2014
Võ Văn Chỉ
Học viện Chính trị khu vực IV

Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người và nó lại càng đúng với đạo đức của một người thầy. Bác dạy “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”[1].

Ngày Đăng : 04/09/2014
   Hồ Thị Thùy Dung
                                                Khoa LLMLN, TTHCM

 

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, là một minh chứng hùng hồn cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam và là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta. Đó chính là phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Phương pháp này góp phần quan trọng vào sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám, trước hết là sự kết hợp tốt lực, thế và thời đã tạo nên thành công vang dội của Cách mạng Tháng Tám. “Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, hiểu theo nghĩa rộng là sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Nói cách khác, đó là những quy luật hoạt động mà theo đó mà những tư tưởng của Người được hiện thực hóa. Theo nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống cách thức, biện pháp, qui trình hợp thành nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng trong đấu tranh giành độc lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”[1]. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Thể hiện nét riêng của cách mạng Việt Nam và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.

Ngày Đăng : 04/09/2014
                   Thạc sĩ Võ Thị Thúy Liễu
                                                Phó Trưởng Phòng NCKH - TT - TL

Giữa thế kỷ XIX, dân  tộc Việt Nam đứng trước thách thức nặng nề: Thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Thực dân Pháp đã xác lập bộ máy cai trị trên toàn cõi Đông Dương và bắt đầu khai thác kinh tế, bóc lột nhân dân Đông Dương. Chính sách thống trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp làm cho cơ cấu giai cấp ở Việt Nam có nhiều thay đổi, cùng với tác động của tình hình thế giới, phong trào yêu nước Việt Nam cũng chuyển biến. Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, các phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra rất sôi nổi và liên tục, nhưng tất cả đều không thành công là do thiếu đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn của một tổ chức tiên phong. Trước yêu cầu bức thiết của dân tộc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài, hoạt động trong các phong trào của công nhân, nhân dân lao động và tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình của thế giới, Người đã tích cực chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho chính đảng cách mạng Việt Nam. Đến đầu năm 1930, trước nhu cầu cấp bách phải thống nhất các tổ chức cộng sản trên cả ba miền đất nước, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản trong nước để hợp nhất thành một Đảng Cộng sản. Hội nghị đã nhất trí thống nhất các nhóm cộng sản thành lập Đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đó là Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những văn kiện được thông qua trong Hội nghị hợp nhất được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã hình thành những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin trao đổi