Phát huy truyền thống đoàn kết – Công đoàn viên Trường Chính trị quyết tâm xây dựng “ngôi nhà chung” ngày càng vững mạnh

Đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam...

Phát huy, lan tỏa tinh thần “Đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của mọi thành công”, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, hoạt động của Công đoàn Trường Chính trị không ngừng được đổi mới, tập hợp, gắn kết công đoàn viên, người lao động.

Công đoàn với chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát; tuyên tryền vận động người lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tinh thần trách nhiệm vụ đáp ứng ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Có thể khẳng định, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo định hướng sâu sát của Công đoàn Viên chức, của Đảng ủy và sự phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường, phát huy tinh thần đoàn kết – sức mạnh nội sinh của tập thể Công đoàn Trường Chính trị, hoạt động Công đoàn luôn được đẩy mạnh và phát triển về mọi mặt. Với vai trò là tổ chức của đoàn viên và người lao động, đã phát huy tốt nhất vai trò của mình để chăm lo, động viên, khích lệ đoàn viên, người lao động không ngừng củng cố xây dựng mối đoàn kết, ổn định, tiến bộ và phát triển. Công đoàn Trường Chính trị có số lượng đoàn viên 41 người, đội ngũ công đoàn viên không ngừng được nâng cao chất lượng cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động công đoàn trong tình hình mới. Đồng thời Công đoàn cũng đã xác định đoàn viên công đoàn là lực lượng chủ yếu, có mặt trên mọi mặt hoạt động của nhà trường, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trên các mặt chủ yếu:

Về công tác tuyên truyền giáo dục, đã tuyên tuyền, vận động đoàn viên, người lao động của nhà trường thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phối hợp với Ban Giám hiệu tổ chức tuyên truyền, triển khai, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành.

Công tác chăm lo, đại diện bảo đảm về quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động luôn được chú trọng và thường xuyên quan tâm, chủ động tham gia góp ý xây dựng các quy định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công đoàn viên và người lao động như: Quy chế thực hiện dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, tham gia với tư cách là thành viên các Hội đồng… Do vậy, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công đoàn viên và người lao động luôn được đảm bảo, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của Công đoàn - đại diện tập thể người lao động. Chủ động phối hợp tổ chức tốt hội nghị công chức, viên chức hàng năm, phát huy vai trò dân chủ trực tiếp và tạo điều kiện cho đoàn viên, người lao động tham gia thảo luận, đề ra các chỉ tiêu, các giải pháp thực hiện, ký kết giao ước thi đua, xây dựng và ban hành các quy chế nội bộ một cách có hiệu quả. Qua việc triển khai, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, vai trò Công đoàn đã thể hiện rõ tính đại diện, tổ chức tập hợp tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động trong nhà trường; chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân hoạt động hiệu quả. Các chế độ chính sách đối với công đoàn viên và người lao động như: Bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đều được thực hiện công khai, dân chủ, đúng pháp luật. Các trường hợp công đoàn viên, người lao động ốm đau, thai sản, nghỉ hưu, gia đình gặp khó khăn đều được thăm hỏi giúp đỡ, tận tình, tận tâm, thật sự là “ngôi nhà chung” của Trường Chính trị. Ngoài ra, Công đoàn còn tổ chức cho đoàn viên và người lao động giao lưu học hỏi, tặng quà cho các cháu là con cán bộ đoàn viên người lao động có thành tích xuất sắc trong học tập. Tổ chức các hoạt động chăm lo và tự chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động như: Xét đề nghị trợ cấp khó khăn, trợ vốn của quỹ CEF, cho vay tín chấp ở các ngân hàng...

Thường xuyên tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, người lao động nhằm tuyên truyền, động viên và người lao động nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tích cực lao động, vượt qua khó khăn, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”... Kết quả thi đua phản ánh đúng thực chất, đảm bảo tính công bằng, khách quan trong công tác thi đua. Thành tích thi đua của các cá nhân, tập thể trường, của công đoàn cơ sở được duy trì và giữ vững.

Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh được Công đoàn cơ sở quan tâm thực hiện thông qua các công việc cụ thể: Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng về tư tưởng, phẩm chất chính trị, xứng đáng là đội ngũ tiên phong trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Công tác phát triển đảng viên, tạo nguồn, quy hoạch đối với cán bộ trẻ được quan tâm.

Về hoạt động phong trào, vài năm gần đây, phong trào thể thao của Trường phát triển rất mạnh, tham gia nhiều giải đấu và đạt thành tích cao, là lực lượng tiên phong trong tổ chức các hoạt động thể thao, hội thao nhân kịp kỷ các ngày lễ lớn, lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Thường xuyên tổ chức các chuyến về nguồn, giao lưu thể thao với các xã trong tỉnh. Nhận phụng dưỡng đến cuối đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thường xuyên tổ chức thành đoàn đến thăm hỏi Mẹ nhân các ngày lễ lớn.

Và rất nhiều các phong trào, hoạt động khác, Công đoàn luôn với trách nhiệm đi đầu, lực lượng tiên phong để tổ chức thực hiện. Có thể nói, trong những năm qua, Công đoàn cơ sở Trường Chính trị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thông qua hoạt động Công đoàn và từ phong trào thi đua yêu nước đã góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên hoạt động Công đoàn trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đó là: Công tác tham gia xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc còn hạn chế; việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn mặc dù đã có nhiều cố gắng, song vẫn chưa theo kịp với tình hình và yêu cầu thực tế đặt ra. Việc triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua còn mang tính hình thức, chưa thật sự đi vào cuộc sống, đơn điệu về phương pháp tổ chức triển khai, chưa tạo sức hấp dẫn đối với đội ngũ đoàn viên, người lao động tham gia.

Trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, với tinh thần chủ động đổi mới nội dung, tổ chức và hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh. Để thực hiện mục tiêu trên, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, căn cứ chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức công đoàn, các chương trình hoạt động của công đoàn cấp trên và bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường cần xây dựng nội dung, phương pháp hoạt động cụ thể. Trên cơ sở đó chọn những việc trọng tâm cần tổ chức, triển khai trong từng tháng, từng quý hoặc vào dịp các ngày kỷ niệm của đất nước, của dân tộc, của ngành, của địa phương và đơn vị mình.

Thứ hai, tiếp tục tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong đoàn viên, người lao động; tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, hiểu biết nhận thức về pháp luật cho đoàn viên, tổ chức tốt Ngày pháp luật. Kịp thời nắm bắt tư tưởng và tâm tư nguyện vọng của đoàn viên để kịp thời động viên, giúp đỡ. Phối hợp cùng chính quyền tiếp tục phát động các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, phong trào “Xanh-sạch-đẹp”; giữ vững danh hiệu cơ quan văn hóa.

Thứ ba, Công đoàn cơ sở phải luôn sáng tạo, đổi mới nội dung sinh hoạt của công đoàn như: Tại Hội nghị công chức, viên chức hằng năm, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày 20/10,... nhằm tạo sự hấp dẫn và không khí vui tươi phấn khởi trong đoàn viên, viên chức. Sáng tạo, đổi mới nội dung sinh hoạt của công đoàn cần phải lựa chọn cho thật phù hợp. Điều này phải được thể hiện từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể hằng năm phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức công đoàn, các chương trình hoạt động của Công đoàn Viên chức và bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường được giao. Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt, lôi cuốn đoàn viên nhiệt tình tham gia. Việc tổ chức các phong trào phải đi sâu vào chất lượng, tránh việc tổ chức qua loa chỉ mang tính hình thức. Đặc biệt là phải xây dựng được phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong đoàn viên công đoàn. Mặt khác qua tổ chức tốt các phong trào, cán bộ công đoàn có cơ hội rèn luyện kinh nghiệm để trưởng thành và nâng cao được vai trò của công đoàn trong đơn vị.

Thứ tư, việc tổ chức sinh hoạt định kỳ nhất thiết phải có sự chuẩn bị chu đáo, trong sinh hoạt cần tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ để đoàn viên gắn bó với tổ chức công đoàn. Có như vậy, Công đoàn cơ sở mới phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tìm hiểu hoàn cảnh của viên chức, người lao động, nhắc nhở đoàn viên thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, cải tiến lề lối làm việc, xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, trong giờ lên lớp, chấp hành nghiêm túc kỷ luật, nội quy trường, lớp, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí hành chính, nâng cao hiệu quả công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, để thực hiện được chức năng của công đoàn trong đơn vị thì người cán bộ công đoàn, trước hết là đồng chí Chủ tịch Công đoàn cơ sở cần phải chủ động, tích cực trong việc phối hợp với lãnh đạo cơ quan thực hiện quy chế dân chủ. Đây là giải pháp tích cực, tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả. Coi trọng việc xây dựng quy chế phối hợp giữa Công đoàn cơ sở với thủ trưởng đơn vị.

Với niềm tin tưởng và tự hào, thời gian tới Công đoàn cơ sở Trường Chính trị sẽ tiếp nối truyền thống đoàn kết, tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tổ chức hiệu quả mọi hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp./.

Nguyễn Thị Hiền
Phó Chủ tịch CĐCS

CHUYÊN ĐỀ

hcm

Thư viện ảnh