Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ ba, 19 Tháng 3, 2024 - 18:47

Tăng cường bồi dưỡng nhận thức vai trò khoa học kỹ thuật - công nghệ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở tỉnh Bến Tre trong tình hình mới

Tăng cường bồi dưỡng nhận thức vai trò hoạt động khoa học kỹ thuật - công nghệ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong tỉnh Bến Tre nói chung và cấp cơ sở nói riêng là một nhu cầu tất yếu và thiết thực hiện nay.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vai trò của khoa học kỹ thuật - công nghệ

1.1. Vai trò khoa học công nghệ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam (18/5/1963) trong bài phát biểu của Bác Hồ, có nhấn mạnh: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều,...”.
Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải tiến những cái đó. Khoa học là tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột, đấu tranh giữa con người với tự nhiên. Ở đây chỉ nói riêng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thắng lợi.
Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, phần nói về khoa học kỹ thuật có nói:“Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật  một cách có trọng điểm; có từng bước vững chắc; nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng; ra sức đào tạo cán bộ khoa học và xây dựng các cơ sở nghiên cứu xã hội cần thiết, kết hợp việc phổ biến rộng rãi những hiểu biết khoa học kỹ thuật  trong đông đảo quần chúng, thúc đẩy phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, sáng kiến phát minh. Mở rộng hợp tác với các nước anh em trong việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học kỹ thuậtcủa ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tâp quán lạc hậu còn nhiều.
Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó. Khoa học một mặt là tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột, mặt khác đấu tranh giữa con người với thiên nhiên. Ở đây chỉ nói riêng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Như vậy, nhiệm vụ, vai trò của khoa học kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, cho nên mọi ngành, mọi người, đặt biệt là cán bộ quản lý phải có nhận thức mới về công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, để ứng dụng góp phần nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra nhiều của cải vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng: Khoa học là tài sản chung của toàn dân chứ không phải tài sản riêng của một nhóm người nào. Bởi vậy, phải ra sức đem hiểu biết khoa học kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống của nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt [tr.77,78; HCM toàn tập, tập11, Nxb CTQG HCM năm 1996]. 
Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn xa, trông rộng đánh giá cao và nhắc nhở cán bộ quản lý các cấp phải chú ý đến ứng dụng khoa học công nghệ:

Một là, quan tâm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhưng phải có trọng tâm, có trọng điểm để bảo đảm từng bước vững chắc phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân kể cả việc phục vụ cho quốc phòng an ninh.

Hai là, xây dựng chiến lược quy hoạch, đào tạo-bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật và tạo điều kiện để xây dựng các điều kiện như đầu tư kinh phí và các cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội, kỹ thuật cần thiết.

Ba là, đồng thời phải thông tin phổ biến rộng rãi những hiểu biết khoa học, kỹ thuật trong đông đảo quần chúng, thúc đẩy phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, sáng kiến phát minh được đánh giá cao để tiện khai thác và ứng dụng rộng rãi trong xã hội vì “Khoa học là tài sản chung của toàn dân chứ không phải tài sản riêng của một nhóm người nào”.

Bốn là, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật không những là tiêu chí trong thi đua ở mọi ngành, mọi cấp mà còn tạo điều kiện thúc đẩy phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, sáng kiến phát minh.

Năm là, một mặt kế thừa, tiếp thu và học tập ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học, kỹ thuật trong nước. Mặt khác, mở rộng hợp tác với tất cả các nước trong khu vực về ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới.

1.2. Quan điểm của Đảng ta nhận thức về vị trí, vai trò khoa học công nghệ qua các kỳ Đại hội

Hiện nay, thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đã thay đổi nhận thức nên có chủ trương và đánh giá cao về vị trí, vai trò hoạt động khoa học kỹ thuật-công nghệ và khẳng định vị trí khoa học công nghệ (phát triển thêm ý tưởng công nghệ theo xu thế chung của thời đại) thật sự là quốc sách hàng đầu đồng thời có nhiều nhận thức mới về khoa học công nghệ:

- Hoàn thiện các quan điểm chỉ đạo đối với khoa hhhọc công nghệ, khẳng định là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội, là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của các ngành các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh, là sự nghiệp cách mạng của toàn dân; phát huy năng lực nội sinh kết hợp với tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ thế giới [Nghị quyết TW2 khóa VIII].
- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ [Nghị quyết TW2 khóa VIII]. Tăng vốn đầu tư của ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho KHCN [Nghị quyết TW 6 khóa IX]. Huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt độmg khoa học công nghệ [ Đại hội X]. Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ, các sản phẩm khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia [Đại hội XI].
- Xác định rõ hơn định hướng phát triển công nghệ thành thị trường khoa học công nghệ, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân [Nghị quyết TW 6 khóa IX]
- Phát triển mạnh khoa học công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế tri thức…Phát triển năng lực khoa học công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những ngành lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, bảo đảm đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực.
- Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020 [Đại hội XI].
Qua đó, cho thấy rằng Đảng ta đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khoa học công nghệ hiện nay trong tình hình mới của xu thế hội nhập toàn cầu hóa thế giới. Đánh giá đúng thực trạng khoa học công nghệ để có phương hướng tăng cường bồi dưỡng nhận thức vai trò khoa học kỹ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở trong tình hình mới.

2. Thực trạng nhận thức về vai trò hoạt động khoa học kỹ thuật – công nghệ theo tư tưởng Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở tỉnh Bến Tre thời gian qua

2.1. Ưu điểm

-  Thời gian qua cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở của Bến Tre nhận thức về vị trí, vai trò của khoa học kỹ thuật-công nghệ được nâng cao hơn.
- Khoa học và công nghệ ngày càng phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vào sự phát triển của tỉnh Bến Tre, của đất nước.
- Tiềm lực khoa học công nghệ được phát huy, một ít chuyên ngành, lĩnh vực đạt trình độ cao. Đầu tư cho khoa học công nghệ được tăng cường.
- Thị trường khoa học đang hình thành.
- Công tác quản lý khoa học công nghệ từng bước được đổi mới.
- Công tác bảo vệ môi trường được đẩy mạnh hơn.

2.2. Hạn chế

- Về nhận thức, trong lãnh đạo, quản lý và tham mưu các cấp trong đó có cán bộ quản lý cấp cơ sở còn nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ vai trò, vị trí của khoa học công nghệ, sự cấp thiết cần phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ và công tác quản lý.
- Khoa học công nghệ chưa thật sự đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của đất nước; đóng góp của khoa học công nghệ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước còn thấp.

3. Yêu cầu, phương hướng tăng cường bồi dưỡng nhận thức về vai trò hoạt động khoa học kỹ thuật - công nghệ theo tư ưtởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở tỉnh Bến Tre trong thời kỳ mới

- Tăng cường bồi dưỡng nhận thức vai trò hoạt động khoa học kỹ thuật-công nghệ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở trong tỉnh Bến Tre hiện nay nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cán bộ cơ sở trong tình hình mới thực hiện theo CT số 03- CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Riêng về KHCN:
- Có các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng như: Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII, Thông báo kết luận 234 của Bộ Chính trị khóa X về khoa học công nghệ, Chỉ thị số 58, 63 về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX về khoa học công nghệ, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chỉ thị số 50 của Ban Bí thư khóa IX về ứng dụng công nghệ - sinh học, Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức, Chỉ thị số 29 Ban Bí thư khóa X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 42 của Bộ Chính trị khóa X về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liện hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật.
Đây là một chủ trương khá rõ nét, tác động mạnh mẽ đối với tất cả cán bộ quản lý các cấp nói chung và cấp cơ sở nói riêng.
- Hoạt động khoa học kỹ thuật - công nghệ là một bộ phận song hành với ứng dụng thực tiễn là quy định không thể thiếu đối với cán bộ quản lý các cấp  nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng nhưng muốn trở thành một nề nếp, một thói quen, một hiện thực sinh động thì phải có thời gian mới đi vào quy cũ được, chỉ mới áp dụng được hơn một thời gian ngắn (2006-2011) thì cũng chưa đủ cơ sở để có nhiều kinh nghiệm sâu sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật - công nghệ cũng như nghiên cứu thực tiễn. Song cũng phải thừa nhận một cách khách quan rằng nghiên cứu khoa học kỹ thuật - công nghệ cũng được quan tâm đặc biệt, được đánh giá cao và có tầm quan trọng không nhỏ ở lăng kính của các nhà quản lý vĩ mô ở từng địa phương hiện nay, khi nhận thức vị trí khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
- Cụ thể tại địa bàn Bến Tre UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 08/2010/CT-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2010 về việc đẩy mạnh hoạt động kỹ thuật công nghệ cấp cơ sở. Những hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ góp phần giải quyết các yêu cầu bức xúc phục vụ phát triển trong phạm vi ngành hoặc huyện, thị được đặt ra xuất phát từ thực tiễn sản xuất, quản lý.

4. Phương hướng tăng cường bồi dưỡng nhận thức vai trò hoạt động khoa học kỹ thuật - công nghệ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý  ở cơ sở trong tình hình mới

- Một là, phải thực hiện nghiêm túc 5 nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đã được đề cập phần 1.1 nêu trên) và các chủ trương của Đảng được cụ thể hóa trong từng thời kỳ.
- Hai là, phải có kế hoạch bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn và nâng cao về vai trò tác dụng của khoa học công nghệ cho cán bộ quản lý cấp cơ sở nhằm thay đổi nhận thức cho đối tượng đặc biệt này (thời gian, nội dung, tài liệu tham khảo, phương pháp và chủ thể chủ trì phải tương đồng với từng nhóm đối tượng, thích hợp với ngành nghề, cơ quan, đơn vị và từng thành phần kinh tế (cụ thể hóa cho từng loại hình doanh nghiệp).
- Ba là, đầu tư thích đáng các nguồn lực và phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp trong quá trình tổ chức bồi dưỡng tập huấn thật sự nghiêm túc, chu đáo và đạt hiệu quả do cơ quan chuyên môn quản lý KHCN tiến hành, trên cơ sở khắc phục từng bước những hạn chế mục 2.2 đã nêu phần trên./.
 
ThS. Nguyễn Thị Phượng
Phó Trưởng Phòng NCKH-TT-TL
                                                       
 

Tin khác