Kết quả qua gần 10 năm thực hiện Quyết định số 184-QĐTW của Ban Bí thư Trung ương Đảng

Trường Chính trị Bến Tre tiền thân là Trường Cán bộ Việt Minh tỉnh Bến Tre ra đời vào tháng 3 năm 1947, đến ngày 25 tháng 10 năm 1994 trên cơ sở hợp nhất Trường Đảng Trần Phú và Trường Hành chánh tỉnh thành Trường Chính trị. Trường Chính trị tỉnh Bến Tre chính thức ra đời và hoạt động theo Quyết định số 1064/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 24 tháng 12 năm 1994. Trong quá trình xây dựng và phát triển, để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, Trường đã nhiều lần sắp xếp tổ chức bộ máy. Đến năm 2008, thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 1232-QĐ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh Bến Tre. Theo đó, Trường Chính trị Bến Tre là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh, có vị trí như một ban ngành cấp tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tổ chức bộ máy Trường Chính trị Bến Tre được cơ cấu gồm Ban Giám hiệu, 04 khoa, 03 phòng với tổng số 52 biên chế. Cụ thể như sau:

- Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

- 04 khoa, 03 phòng: Mỗi khoa, phòng có 01 trưởng và từ 01 đến 02 phó:

+ Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: 06 biên chế, nghiên cứu và giảng dạy các môn: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học và tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Khoa Xây dựng Đảng: 05 biên chế, nghiên cứu và giảng dạy các môn: Xây dựng Đảng, Lịch sử Đảng, Đường lối cách mạng Việt Nam.

+ Khoa Nhà nước và pháp luật: 10 biên chế, nghiên cứu và giảng dạy các môn Nhà nước và pháp luật, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

+ Khoa Dân vận: 03 biên chế, nghiên cứu và giảng dạy các môn: Dân vận, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân; theo dõi, quản lý các lớp bồi dưỡng thuộc đoàn thể.

+ Phòng Đào tạo: 06 biên chế, tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm; chiêu sinh, tuyển sinh, duyệt sinh, thông báo nhập học, tổ chức lớp, quản lý học viên; quản lý nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; theo dõi tổng hợp giờ giảng của giảng viên trong năm; lên lịch học tập các lớp học.

+ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu: 06 biên chế, tham mưu cho Ban Giám hiệu công tác nghiên cứu khoa học của Trường; tổ chức thông tin, khai thác thông tin lưu trữ, xử lý tư liệu; tổ chức quản lý phòng đọc, phòng truyền thống; công tác thư viện phục vụ nghiên cứu giảng dạy và học tập.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị: 12 biên chế, tham mưu, tổng hợp, phục vụ mọi hoạt động giảng dạy và học tập; thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng cơ bản và quản lý tài sản của cơ quan; thực hiện công tác tổ chức cán bộ của cơ quan.

Biên chế của Trường Chính trị Bến Tre thuộc biên chế khối Đảng, đoàn thể do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định và ủy nhiệm Ban Tổ chức Tỉnh ủy phân bổ hàng năm theo nhiệm vụ chính trị của Trường.

Qua gần 10 năm thực hiện, Trường Chính trị Bến Tre có sự thay đổi và đạt được những kết quả nổi bật như sau:

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy, biên chế

1. Năm 2009, Trường Chính trị Bến Tre gồm có 44 biên chế và 05 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Trong đó:

+ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

+ Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: 04 biên chế.

+ Khoa Xây dựng Đảng: 04 biên chế.

+ Khoa Nhà nước và pháp luật: 08 biên chế.

+ Khoa Dân vận: 04 biên chế.

+ Phòng Đào tạo: 07 biên chế.

+ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu: 04 biên chế.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị: 09 biên chế và 05 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

2. Năm 2010, Trường Chính trị Bến Tre gồm có 43 biên chế và 05 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Trong đó:

+ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

+ Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: 04 biên chế.

+ Khoa Xây dựng Đảng: 04 biên chế.

+ Khoa Nhà nước và pháp luật: 06 biên chế.

+ Khoa Dân vận: 04 biên chế.

+ Phòng Đào tạo: 06 biên chế.

+ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu: 05 biên chế.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính- Quản trị: 10 biên chế và 05 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

3. Năm 2012 - 2014, Trường Chính trị Bến Tre gồm có 38 biên chế và 04 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Trong đó:

+ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

+ Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: 04 biên chế.

+ Khoa Xây dựng Đảng: 03 biên chế.

+ Khoa Nhà nước và pháp luật: 06 biên chế.

+ Khoa Dân vận: 04 biên chế.

+ Phòng Đào tạo: 06 biên chế.

+ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu: 03 biên chế.

+ Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị: 08 biên chế và 04 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

4. Năm 2015, Trường Chính trị Bến Tre gồm có 39 biên chế và 04 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Trong đó:

+ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

+ Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: 03 biên chế.

+ Khoa Xây dựng Đảng: 03 biên chế.

+ Khoa Nhà nước và pháp luật: 06 biên chế.

+ Khoa Dân vận: 04 biên chế.

+ Phòng Đào tạo: 06 biên chế.

+ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu: 04 biên chế.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị: 09 biên chế và 04 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

5. Năm 2016, Trường Chính trị Bến Tre gồm có 38 biên chế và 05 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Trong đó:

+ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

+ Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: 04 biên chế.

+ Khoa Xây dựng Đảng: 03 biên chế.

+ Khoa Nhà nước và pháp luật: 04 biên chế.

+ Khoa Dân vận: 05 biên chế.

+ Phòng Đào tạo: 06 biên chế.

+ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu: 03 biên chế.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị: 09 biên chế và 05 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

6. Năm 2017, Trường Chính trị Bến Tre gồm có 43 biên chế và 04 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Trong đó:

+ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.

+ Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: 05 biên chế.

+ Khoa Xây dựng Đảng: 04 biên chế.

+ Khoa Nhà nước và pháp luật: 03 biên chế.

+ Khoa Dân vận: 05 biên chế.

+ Phòng Đào tạo: 06 biên chế.

+ Phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu: 05 biên chế.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị: 11 biên chế và 04 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

Thứ hai, đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên

Hiện nay, tổng số giảng viên của trường là 20/43 biên chế, trong đó giảng viên có trình độ thạc sĩ là 16, số còn lại có trình độ cử nhân chuyên ngành.

Trường kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, sắp xếp lại các phòng, khoa; điều động, bổ nhiệm các chức danh còn khuyết và phù hợp với năng lực, sở trường cán bộ. Rà soát, đánh giá lại năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên, quyết định không giảng dạy đối với 03 trường hợp không đủ chuẩn và thiếu năng lực, trong đó điều chuyển bố trí công việc khác 02 trường hợp.

Tuyển dụng 03 biên chế và đưa đi đào tạo cử nhân văn bằng 2 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm tạo nguồn giảng viên kế thừa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và thời gian tới. Công tác tuyển dụng đào tạo giảng viên được Trường chú trọng, đảm bảo đúng quy trình nhưng đổi mới, nâng chất tuyển dụng thông qua việc tổ chức thi giảng để xem xét đánh giá năng lực giảng dạy, làm cơ sở cho việc tuyển dụng.

Thực hiện công tác biệt phái cán bộ, giảng viên thâm nhập cơ sở, nâng tính thực tiễn trong công tác giảng dạy, năm 2013, Trường cử 01 chuyên viên Phòng Đào tạo (cử nhân Công nghệ thông tin, cử nhân Luật) về cơ sở giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; năm 2014, Trường cử 02 cán bộ giảng viên biệt phái về cơ sở: 01 Trưởng phòng Đào tạo (thạc sĩ Luật) giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy; 01 Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị (thạc sĩ Xây dựng Đảng) giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy xã.

Nhìn chung, 03 cán bộ, giảng viên được đưa đi biệt phái đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, đến nay, đã trở về Trường và được bổ nhiệm: 01 Phó Hiệu trưởng, 01 Phó trưởng phòng Đào tạo và 01 Phó trưởng khoa Dân vận.

Đặc biệt từ tháng 8 năm 2014, được sự phê duyệt của Thường trực Tỉnh ủy, Đảng ủy Trường Chính trị xây dựng Kế hoạch số 269-KH/ĐU biệt phái cán bộ, giảng viên Trường Chính trị giai đoạn 2014-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đối tượng biệt phái của Trường là đảng viên, cán bộ giảng viên trẻ trong diện quy hoạch có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi nhiệm kỳ, chỉ tiêu biệt phái từ 03 đến 04 cán bộ giảng viên.

Cùng với công tác biệt phái, Trường có quyết định phân công lực lượng giảng viên có kinh nghiệm theo dõi, hỗ trợ Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố vừa góp sức nâng chất hoạt động các Trung tâm vừa tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên thâm nhập cơ sở.

Nhà trường luôn quan tâm công tác quản lý, nâng chất giảng dạy, trong đó việc tổ chức quản lý quá trình soạn, giảng, chuẩn bị giáo án của giảng viên thực hiện thường xuyên. Trên cơ sở mẫu giáo án thống nhất do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn, nhà trường đã tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc soạn lại, bổ sung giáo án của giảng viên.

Hàng năm, Trường đều xây dựng kế hoạch tổ chức thao giảng, dự giờ của giảng viên để đánh giá về nội dung và phương pháp giảng dạy, qua đó giúp giảng viên bổ sung cập nhật kiến thức, trao đổi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng bài giảng...; thường xuyên tổ chức giảng tập, thông qua Hội đồng giảng viên, Hội đồng khoa học để đánh giá công nhận giảng viên.

Trong những năm qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh định kỳ 02 năm tổ chức hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố. Tính đến nay, Trường Chính trị Bến Tre có 09 giảng viên được công nhận giảng viên dạy giỏi.

Thứ ba, về kết quả đào tạo, bồi dưỡng

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư, khóa X và Quyết định số 1232-QĐ/TU ngày 18/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, 10 năm qua, Trường Chính trị Bến Tre đã đào tạo 91 lớp, với 7.538 học viên và 272 lớp bồi dưỡng, 29.435 học viên. Trong đó có 68 lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác do Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao như: 02 lớp Nguồn Tỉnh ủy, 155 học viên; 01 lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng 3 với 108 học viên; Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng 4 (theo Quy định 164-QĐ/TW ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính trị, khóa XI) 20 lớp, 1.882 học viên; 01 lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế - xã hội cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, 111 học viên.

Thực hiện Kế hoạch số 37-KH/TU, ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre về việc đào tạo cán bộ nguồn chức danh Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tỉnh Bến Tre, Trường đã mở được 03 lớp, với 209 học viên là cán bộ chuyên trách, công chức, những người hoạt động không chuyên trách đang công tác tại xã, phường, thị trấn và sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

Song song với nhiệm vụ đào tạo, Trường còn có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Học viện Chính trị khu vực II và khu vực IV quản lý 11 lớp Cao cấp lý luận chính trị - hành chính, lớp Cao cấp lý luận chính trị với tổng số 1.034 học viên.

Liên kết với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Hành chính, Trường Đại học Kinh tế - Luật… mở 12 lớp Đại học, Trung cấp với 1.213 học viên.

Công tác đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo cũng được nhà trường tập trung thực hiện, thông qua việc cụ thể hóa các quy chế của Học viện thành bộ quy chế riêng của trường để quản lý chặt chẽ quá trình dạy và học; việc tổ chức thi, đánh giá kết quả học tập của học viên được đổi mới từng bước theo hướng đánh giá cả về kiến thức lý luận và thực tiễn của học viên, sự liên hệ, vận dụng vào thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Công tác Thanh tra Giáo dục cũng được quan tâm thực hiện, thường xuyên giám sát các kỳ thi, xét điều kiện thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập đúng theo quy chế đề ra.

Thứ tư, về thực hiện nội dung chương trình, giáo trình

Thực hiện nghiêm túc chương trình, giáo trình theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời tăng cường mời báo cáo viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, huyện tăng tính thực tiễn bài giảng. Chủ động cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục lý luận chính trị.

- Đối với loại hình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính thực hiện theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Từ năm 2011 đến nay đã có sự thay đổi về nội dung, chương trình đào tạo theo hướng giảm lý luận, tăng kỹ năng, nghiệp vụ:

+ Năm 2011, chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính thời gian đào tạo là 8 tháng, tương đương 1.765 tiết.

+ Năm 2014, chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính thời gian đào tạo là 6 tháng, tương đương 1.056 tiết.

- Đối với nội dung, chương trình bồi dưỡng: do các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức đề xuất, biên soạn gắn với nhu cầu đối tượng thuộc ngành mình quản lý, tập trung hướng dẫn nghiệp vụ.

- Thực hiện bồi dưỡng theo chức danh theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ, dành cho đối tượng là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, và chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước thực hiện theo chương trình khung của Bộ Nội vụ.

- Thực hiện theo Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị (khoá XI) về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nội dung, chương trình các lớp này bám sát thực hiện theo hướng dẫn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Thứ năm, đối với công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn

Hoạt động nhiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc đối với đội ngũ giảng viên Trường Chính trị để bổ trợ kiến thức cho bài giảng, nghiên cứu trao đổi và góp phần tổng kết thực tiễn. Qua 10 năm, đội ngũ giảng viên, viên chức Trường Chính trị Bến Tre đã tham gia nghiên cứu, hoàn thành 03 đề tài khoa học cấp tỉnh, 07 đề tài khoa học cấp cơ sở, 210 bài viết đăng website của Trường mang tính chất nghiên cứu khoa học, thông tin trao đổi và 315 bài đưa tin. Ngoài ra, còn tham gia viết bài đăng trên báo, tạp chí Trung ương và địa phương.

Nhìn chung, qua gần 10 năm thực hiện Quyết định 184-QĐ/TW ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đã có những đầu tư về cơ sở vật chất, từng bước đảm bảo điều kiện giảng dạy, học tập; thường xuyên chỉ đạo, định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và các mặt hoạt động của Trường. Từ đó giúp Trường đổi mới, phát triển trên nhiều mặt:

- Trường Chính trị luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 184-QĐ/TW và Quyết định 1232-QĐ/TU ngày 18/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong phối hợp mở lớp, đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tỉnh nhà.

- Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trường cơ bản thực hiện theo Quyết định 184-QĐ/TW và Quyết định 1232-QĐ/TU ngày 18/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre; quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường.

- Việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được tiến hành khoa học, nghiêm túc, luôn được sự thống nhất phê duyệt của Thường trực Tỉnh ủy. Đồng thời tổ chức tốt các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh: Chương trình đào tạo nguồn Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND cấp xã; đào tạo dự nguồn Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự xã, thị trấn; chương trình bồi dưỡng cán bộ biệt phái giữ nhiệm vụ phó chủ tịch UBND cấp xã…

- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình khung đã từng bước được đổi mới theo hướng tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa tiêu chuẩn và trang bị cho cán bộ, công chức các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Phương pháp, hình thức tổ chức lớp được cải tiến, đổi mới theo hướng sát thực với điều kiện tình hình công tác của cán bộ, công chức.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, Trường Chính trị Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Lãnh đạo Trường chưa quan tâm củng cố kiện toàn bộ máy nhà trường, nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt không bố trí trong nhiều năm, không kịp thời bổ sung biên chế theo phân bổ hàng năm.

- Chưa quan tâm đến công tác nâng chất đội ngũ cán bộ, giảng viên thông qua rà soát, đánh giá lại năng lực giảng dạy nên dẫn đến tình trạng cán bộ, giảng viên vừa thiếu vừa thừa, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

- Công tác tuyển dụng, tạo nguồn giảng viên kế thừa chưa được lãnh đạo Trường quan tâm và chủ động thực hiện. Trong 10 năm qua, có đào tạo nâng cao trình độ nhưng chưa đào tạo thêm nguồn giảng viên kế thừa, trong khi cán bộ, giảng viên chuyển công tác và đến tuổi nghỉ hưu nhiều. Vì thế, Trường không lắp đầy biên chế, luôn trong tình trạng hụt hẫng giảng viên và không đảm bảo quy định 2/3 biên chế trở lên là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu. Từ năm 2009 đến nay, số lượng giảng viên chỉ có từ 17 – 20 đồng chí trong tổng số 44 biên chế được phân bổ.

- Về nội dung, chương trình cũng có những bất cập như: còn chồng chéo giữa các môn học, phần học, chưa phù hợp với đối tượng cán bộ sở, ngành; nội dung kiến thức nhiều và thời lượng bố trí ít, đặc biệt việc cắt giảm thời gian và kiến thức lý luận nền tảng … ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo.

- Chức năng, nhiệm vụ giữa các Trường của Bộ, ngành và Trường Chính trị chưa được phân định rõ về phạm vi và đối tượng đào tạo, từ đó dẫn đến tình trạng một số Trường của Bộ, ngành tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh và Trường Chính trị không thực hiện đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

- Chương trình khung của Bộ Nội vụ về bồi dưỡng các chức danh theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ và bồi dưỡng quản lý nhà nước... ít được cập nhật, bổ sung nên quá lạc hậu so với tình hình hiện nay.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên nhưng là khâu yếu nhất của Trường trong nhiều năm qua. Lãnh đạo trường và đội ngũ giảng viên chưa quan tâm đúng mức, tập trung nhiều cho giảng dạy mà xem nhẹ nghiên cứu khoa học. Vì thế, đề tài khoa học cấp tỉnh quá ít, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ, giảng viên.

Hướng tới, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đề ra “Đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo của Trường Chính trị theo yêu cầu mới”, cùng với Kết luận 117-KL/TW, ngày 20/11/2015 của Ban Bí thư khóa XI và Kế hoạch số 19/KH-HVCTQG ngày 17/02/2016 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công văn chỉ đạo 169-CV/TU ngày 28/01/2016 và Công văn 255-CV/TU ngày 11/4/2016 của Tỉnh ủy Bến Tre về nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của Trường Chính trị. Trong đó tập trung lãnh đạo thực hiện tốt hai nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Thứ nhất, đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cả về số lượng và chất lượng;

Thứ hai, đổi mới cách thức quản lý quá trình giảng dạy, nghiên cứu của đội ngũ giảng viên; quá trình học tập, rèn luyện của học viên, trong đó chú ý đúng mức việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách của người dạy và người học, nâng cao hơn nữa tính Đảng trong nhà trường.

Thứ ba, quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên, viên chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đủ năng lực, phẩm chất thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đảm bảo sự phát triển liên tục và vững chắc giữa các thế hệ và hướng đến phấn đấu thực hiện các tiêu chí đạt Trường Chính trị chuẩn.

Thứ tư, thực hiện nghiêm túc chương trình, giáo trình, quy chế quản lý đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của nhà trường, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Thứ năm, coi trọng nghiên cứu khoa học, phát huy thế mạnh của Trường vừa có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vừa có chức năng giáo dục lý luận, cập nhật tri thức mới.

Với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể giảng viên, viên chức Trường Chính trị Bến Tre, thời gian qua đặc biệt là trong năm học 2016 – 2017 Trường Chính trị Bến Tre có sự chuyển mình vươn lên, là một trong 11 trường chính trị được vinh dự nhận cờ thi đua cấp Bộ. Đó sẽ là sự khởi động cho những gì thành công nhất trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường. Tin tưởng rằng, thời gian tới Trường Chính trị Bến Tre sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công mới./.

Nguyễn Thị Hiền
Trưởng phòng Đào tạo

CHUYÊN ĐỀ

hcm

Thư viện ảnh