Giảng viên, viên chức Trường Chính trị thực hiện bình dân học vụ số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

1. Khái niệm và tầm quan trọng của bình dân học vụ số

Bình dân học vụ số (Digital Literacy) là khái niệm dùng để chỉ khả năng và kỹ năng của con người trong việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm tiếp cận, hiểu, đánh giá và tạo ra nội dung thông tin trong môi trường số. Bình dân học vụ số không chỉ bao gồm việc sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ như máy tính, smartphone, mà còn bao gồm khả năng tìm kiếm thông tin, tương tác trực tuyến, và bảo mật thông tin cá nhân.

Trong trường chính trị, bình dân học vụ số là quá trình đưa tri thức đến với học viên thông qua công nghệ thông tin, các thiết bị hiện đại nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực nhận thức cho người học. Bình dân học vụ số không chỉ giúp người dân tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng mà còn nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu.

Bình dân học vụ số có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, nhất là trong bối cảnh kỷ nguyên số đang phát triển mạnh mẽ. Cụ thể:

Một là, bình dân học vụ số giúp người học tiếp cận kiến thức và thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện thông qua các nền tảng trực tuyến. Điều này giúp giảm bớt khoảng cách địa lý và thời gian trong việc học tập.

Hai là, việc học thông qua các công cụ số giúp nâng cao trình độ học vấn của người học, từ đó cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội. Những kiến thức mới và phẩm chất cần thiết đều có thể được học tập và phát triển trực tuyến.

Ba là, bình dân học vụ số khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thông qua các khóa học trực tuyến, webinar, và tài liệu học tập số. Điều này không chỉ giúp nâng cao kiến thức mà còn phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian và tự lập.

Bốn là, học tập trong môi trường kỷ nguyên số tạo ra cơ hội tương tác và kết nối giữa học viên và giảng viên cũng như giữa các học viên với nhau. Điều này giúp tạo ra một cộng đồng học tập năng động, nơi mọi người có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

Năm là, bình dân học vụ số không chỉ giúp người học tiếp cận kiến thức mà còn giúp họ phát triển các kỹ năng số cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0, như sử dụng phần mềm, tìm kiếm thông tin, và giao tiếp các kênh trên các trang mạng xã hội.

Sáu là, bình dân học vụ số giúp xóa bỏ các rào cản giáo dục, như chi phí học tập cao hay ít hoặc cơ hội học tập ở vùng sâu vùng xa. Mọi người đều có cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên học tập chất lượng cao.

Bảy là, bình dân học vụ số giúp nâng cao nhận thức của người học về các vấn đề xã hội, kinh tế, và môi trường. Điều này có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cách mà người học tương tác với xã hội và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Qua đây, cho thấy bình dân học vụ số có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tri thức, phát triển kỹ năng và tạo cơ hội công bằng cho mọi người trong xã hội. Đây là một yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội học tập và phát triển bền vững.

2. Vai trò của giảng viên, viên chức trường chính trị

Phong trào “Bình dân học vụ số” được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Việc đưa ra kế hoạch hành động toàn quốc vào thời điểm chuyển giao giữa hai giai đoạn phát triển công nghệ là lời khẳng định mạnh mẽ rằng: Đảng, Chính phủ không để ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình chuyển đổi số.

Từ Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đến việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương và ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW 21/03/2025 về triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” - một chiến dịch mang tầm vóc lịch sử mới, tiếp nối tinh thần khai dân trí nhưng trong không gian số, thời đại số phong trào không chỉ đơn thuần là dạy công nghệ, mà chính là phổ cập năng lực sống và làm việc trong kỷ nguyên mới. Đây là minh chứng sống động cho thấy Đảng, Nhà nước tiếp tục đặt con người - đặc biệt là người dân bình thường - vào trung tâm của chuyển đổi số. Từ công chức đến người lao động, từ học sinh đến người già ở nông thôn, tất cả đều là chủ thể và đối tượng thụ hưởng.

Riêng đối với trường chính trị, “Bình dân học vụ số” đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Để đạt được yêu cầu nhiệm vụ được giao, đội ngũ giảng viên, viên chức trường chính trị phải không ngừng học tập không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn học tập kỹ năng, trau dồi kiến thức công nghệ thông tin, có khả năng thực hành các thao tác kỹ thuật trong môi trường số, chuyển đổi số và một số phần mềm ứng dụng để áp dụng vào công tác soạn bài, giảng dạy trên môi trường số, chuyển tải tài liệu số, áp dụng phương pháp hiện đại vào trong quá trình giảng dạy của mình, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đây là lực lượng không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người dẫn dắt, tạo động lực cho học viên trong quá trình học tập, áp dụng các quy trình chuyển đổi số. Do vậy, đội ngũ giảng viên, viên chức cần trang bị cho mình những kỹ năng số, biết cách sử dụng các nền tảng học trực tuyến, phát triển các chương trình học phù hợp với thực tiễn xã hội.

Đối với giảng viên là người truyền đạt kiến thức, giảng viên phải giảng dạy và hướng dẫn học viên về các khái niệm, công cụ và kỹ năng số cần thiết để người học có thể tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả.

Giảng viên phải có trách nhiệm cập nhật và thiết kế bài giảng phù hợp với nhu cầu xã hội và thực tế, từ đó giúp học viên nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin và truyền thông. Khuyến khích học viên phát triển tư duy phản biện khi tiếp cận thông tin từ các nguồn số, giúp họ đánh giá và phân tích thông tin một cách chính xác. Đồng thời, tạo ra một môi trường học tập thân thiện, hấp dẫn thông qua việc sử dụng các công nghệ mới, phương pháp giảng dạy sáng tạo và tương tác. Sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn học viên trong việc sử dụng các công nghệ mới, từ việc cài đặt phần mềm đến việc tìm kiếm thông tin và tự học trực tuyến.

Đối với viên chức trường chính trị cũng cần tham gia vào việc tổ chức các hoạt động bình dân học vụ số cho cộng đồng, giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ trong học tập và đời sống hàng ngày. Đồng thời, lực lượng này cần tích hợp các nội dung về kỹ năng số vào chương trình đào tạo chính quy, giúp học viên có được nền tảng vững chắc để hòa nhập vào thế giới số.

Giảng viên và viên chức cần làm gương cho học viên bằng cách chủ động sử dụng công nghệ trong giảng dạy, trao đổi và học tập, từ đó tạo sự tin tưởng và khuyến khích học viên áp dụng.

Nhìn chung, giảng viên và viên chức trường chính trị giữ vai trò trung tâm trong việc thực hiện bình dân học vụ số tại trường chính trị. Đội ngũ này không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, tạo động lực và phát triển kỹ năng cho học viên, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của xã hội thông qua việc nâng cao trình độ nhận thức và khả năng tiếp cận công nghệ của cộng đồng. Trong kỷ nguyên vươn mình, sự tham gia tích cực và hiệu quả của họ sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội học tập, tương tác và phát triển bền vững.

3. Những thách thức trong việc thực hiện bình dân học vụ số

Bình dân học vụ số, mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Không phải ai cũng có khả năng truy cập và sử dụng hiệu quả các thông tin trên các trang website, mạng xã hội. Sự chênh lệch về khả năng tiếp cận công nghệ giữa các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa và sự chênh lệch về trình độ thì việc nhận thức, tiếp thu và thực hiện bình dân học vụ số mang lại hiệu quả khác nhau.

Nhiều người không có đủ kỹ năng và kiến thức để sử dụng các công cụ học tập trực tuyến, các phương tiện hiện đại, chưa có sự hiểu biết, nắm rõ cách thức truy cập vào các ứng dụng thông minh, hiện đại. Điều này có thể dẫn đến việc họ không thể khai thác tối đa các nguồn tài nguyên học tập số.

Việc thực hiện bình dân học vụ số tại trường chính trị cũng đối mặt với nhiều thách thức như:

Một là, nhiều trường chính trị thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết, hạ tầng kỹ thuật, như máy tính, kết nối internet ổn định, và phần mềm hỗ trợ.

Hai là, giảng viên có thể chưa được đào tạo đầy đủ về công nghệ số và phương pháp giảng dạy trực tuyến, dẫn đến khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức hiệu quả.

Ba là, người học chưa quen với công nghệ. Một số học viên có thể thiếu kỹ năng sử dụng công nghệ số, gây khó khăn trong việc tiếp cận và tương tác với nội dung học tập. Việc phát triển nội dung học tập phù hợp với hình thức trực tuyến có thể là thách thức, đòi hỏi thời gian và nguồn lực để đảm bảo chất lượng.

Thiếu sự tương tác trực tiếp có thể làm giảm động lực học tập và sự gắn kết giữa giảng viên và học viên.

Bốn là, việc đánh giá và kiểm tra khó xác định hiệu quả và công bằng trong môi trường học tập trực tuyến, đây là một thách thức lớn.

Năm là, chi phí đầu tư cho việc triển khai bình dân học vụ số, từ phần mềm đến thiết bị, có thể là rào cản đối với nhiều trường.

Sáu là, công tác biên soạn và phát triển nội dung học tập số chưa được đồng đều về chất lượng. Nhiều nguồn tài liệu học tập trực tuyến, tham khảo trên không gian mạng không phù hợp hoặc không chính xác, làm giảm hiệu quả của quá trình học.

Trong bối cảnh hiện tại, việc nhận diện và giải quyết những thách thức này là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của bình dân học vụ số và giúp mọi người đều có cơ hội phát triển tri thức và kỹ năng trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bình dân học vụ số, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức lớn. Đầu tiên là sự chênh lệch về năng lực tiếp cận công nghệ giữa các nhóm người dân. Thứ hai, không phải ai cũng có khả năng tự học qua các kênh trực tuyến. Do đó, giảng viên cần có những phương pháp giảng dạy sáng tạo, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng.

4. Giải pháp thực hiện hiệu quả

Để khắc phục những thách nêu trên cần có một số giải pháp khả thi thực hiện được để triển khai.

Một là, phát triển mạng internet băng thông rộng và các dịch vụ viễn thông để đảm bảo mọi người đều có quyền truy cập ổn định và nhanh chóng.

Hai là, tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo về sử dụng công nghệ thông tin và kỹ năng số cho giảng viên, viên chức.

Ba là, xây dựng thư viên số và các tài liệu số, học thuật dễ hiểu, điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và nhu cầu của từng đối tượng.

Bốn là, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và cộng đồng để cùng xây dựng và duy trì các chương trình hỗ trợ.

Giảng viên và viên chức trường chính trị thực hiện bình dân học vụ số qua các hành động cụ thể sau:

Một là, tham gia đào tạo và nâng cao kỹ năng số bằng các khóa bồi dưỡng để học hỏi và cập nhật kiến thức về công nghệ thông tin và phương pháp giảng dạy trực tuyến. Tạo nhóm học tập, hợp tác với đồng nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng trong việc sử dụng công nghệ.

Hai là, thiết kế nội dung giảng dạy số. Phát triển chương trình học, cập nhật và xây dựng các chương trình học trực tuyến phù hợp với nhu cầu thực tiễn và xu hướng xã hội. Tạo tài liệu học tập số, sử dụng video, tài liệu điện tử và bài giảng trực tuyến để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Ba là, tạo môi trường học tập thân thiện. Sử dụng công nghệ tương tác, áp dụng các công cụ học tập trực tuyến để khuyến khích sự tham gia và giao lưu giữa học viên. Khuyến khích thảo luận, tạo không gian mở để học viên có thể trao đổi ý kiến và kinh nghiệm.

Bốn là, hỗ trợ và hướng dẫn học viên. Cung cấp hướng dẫn sử dụng công nghệ, giúp học viên làm quen với các công cụ học trực tuyến và cách tìm kiếm thông tin. Tổ chức các buổi hỗ trợ kỹ thuật, thiết lập các phiên hướng dẫn để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ học viên khi cần.

Năm là, tổ chức các hoạt động cộng đồng. Triển khai phong trào bình dân học vụ số, tổ chức các buổi hội thảo và tọa đàm để nâng cao nhận thức về công nghệ trong học tập và đời sống. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, mời người dân tham gia các hoạt động học tập để nâng cao kỹ năng số cho tất cả.

Sáu là, làm gương và khuyến khích. Chủ động sử dụng công nghệ, giảng viên và viên chức cần thực hành việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy để tạo niềm tin cho học viên. Chia sẻ những câu chuyện thành công và lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ trong học tập.

Bằng cách thực hiện những hành động này, giảng viên và viên chức trường chính trị sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện bình dân học vụ số, nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng trong kỷ nguyên số. Việc triển khai các giải pháp trên một cách đồng bộ và toàn diện, chúng ta có thể giảm bớt khoảng cách kỹ thuật số và đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội tiếp cận tri thức và kỹ năng trong kỷ nguyên số.

Tóm lại, trong kỷ nguyên vươn mình, việc thực hiện bình dân học vụ số là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Giảng viên, viên chức trường chính trị không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là những người kiến tạo niềm tin, động lực cho học viên trong hành trình tiếp cận kiến thức lý luận chính trị với những bước tiến vững chắc và nắm vững các kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường số, tất cả cùng thực hiện tốt chủ trương bình dân học vụ số, hướng tới kỷ vươn mình góp phần phát triển đất nước ngày càng bền vững trên tất cả các lĩnh vực.

 

Nguyễn Thị Nguyên
Phòng QLĐT và NCKH

CHUYÊN ĐỀ

hcm

Thư viện ảnh