Động cơ học tập đúng – chìa khóa cho mỗi học viên tại Trường Chính trị Bến Tre

Về phương diện xã hội và hiểu theo nghĩa phổ quát nhất, tích cực nhất thì “động cơ” là động lực thôi thúc bên trong con người. Nó là cội nguồn của sức mạnh nội sinh, là nền tảng, là năng lượng, chất liệu vun đắp niềm say mê, khát vọng của con người.

Trong học tập, đặc biệt là học tập lý luận chính trị thì việc xác định đúng động cơ học tập mang lại ý nghĩa vô cùng sâu sắc: Thứ nhất, nó dẫn dắt người học đi đúng quỹ đạo; thứ hai, lĩnh hội nhiều nhất lượng tri thức trong chương trình đào tạo; thứ ba, xây dựng niềm tin sâu sắc, vững bền, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thứ tư, ứng xử, xử trí trong cuộc sống, công việc tốt hơn, khoa học hơn, văn hóa hơn.

Để xây dựng động cơ học tập đúng, theo chúng tôi cần lưu tâm các vấn đề sau:

Trước tiên, cấp ủy, cơ quan, đơn vị cử học viên dự học cần quán triệt thấm sâu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học lý luận chính trị. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng tạo nên “cú hích”, sự lay động ban đầu cho từng học viên.

Vấn đề thứ hai, nhấn mạnh mục đích, yêu cầu, vai trò của từng môn học đối với thực tiễn. Công việc này, đòi hỏi lãnh đạo khoa chuyên môn cần quan tâm sâu sắc, truyền thụ cặn kẽ để học viên lĩnh hội tốt và cảm nhận được rằng: Học môn này đề làm gì trong thực tiễn.

Vấn đề thứ ba, gắn lý luận với thực tiễn.

Một trong những yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ giảng viên là phải có vốn thực tiễn dày, phải đi nhiều, biết nhiều, hiểu nhiều, lắng động sâu, thở được “hơi thở” của thời đại để thổi được sinh khí đó vào bài giảng. Điều này tạo niềm say mê, hứng thú cho học viên khi học trên lớp và tri thức tự nó sẽ thấm sâu vào tâm thức của học viên. Luôn lấy phương châm: Dùng tri thức thực tiễn để kết nối học viên.

Vấn đề thứ tư, quan tâm xây dựng tập thể lớp học đoàn kết, gắn bó, trật tự, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.

Tập thể đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, sự ấm áp, chia sẻ, đồng thuận, có niềm tin, tôn trọng lẫn nhau, gắn bó trong học tập và xây dựng hình ảnh của tập thể lớp.

Vấn đề thứ năm, chú trọng quá trình công tác đánh giá kết quả học tập của học viên, trong đó hướng sâu vào trọng tâm vận dụng tri thức lý luận chính trị vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Có thể khái quát rằng: Thông thường động cơ học tập không có sẵn mà nó hình thành và phát triển dưới sự tác động của hệ thống giải pháp có quan hệ khắng khít kết hợp với sự nỗ lực phấn đấu cật lực của mỗi học viên./.

ThS. Dương Quốc Hoàng
Phó Hiệu trưởng

CHUYÊN ĐỀ

hcm

Thư viện ảnh