Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ sáu, 19 Tháng 4, 2024 - 16:06

Tập sự giảng viên Trường Chính trị tỉnh phấn đấu học tập, rèn luyện xứng tầm là đội ngũ kế thừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Nguyễn Thị Mai Trâm
Tập sự giảng viên Khoa Lý luận cơ sở
 

Trải qua 72 năm kể từ khi thành lập Trường Chính trị tỉnh Bến Tre (Tiền thân là Trường Cán bộ Việt Minh tỉnh Bến Tre), đội ngũ giảng viên, viên chức nhà trường đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Hiện tại, Trường Chính trị tỉnh có 16 giảng viên, 11 đồng chí là tập sự giảng viên và viên chức tập sự - nguồn bồi dưỡng để trở thành giảng viên (tuổi từ 23 đến 30) đây được xem là đội ngũ kế thừa, tiếp bước thế hệ đi trước góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra nhiều vấn đề như: Yêu cầu ngày càng cao về tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… đòi hỏi lực lượng trẻ - nguồn giảng viên phải nổ lực, phấn đấu rất lớn để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh đó, sự tác động xã hội như: Biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng lãng phí chất xám, chảy máu chất xám… còn diễn ra mang tính tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần. Để khắc phục những hạn chế đó, để trở thành hạt giống đỏ, đội ngũ kế thừa Trường Chính trị cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Về chuyên môn: Tập sự giảng viên cần thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn của mình, thông qua học tập và nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức mới. Bên cạnh đó, cần học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến nay, 100% tập sự giảng viên thành thạo soạn giảng giáo án bằng giáo án điện tử.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đội ngũ giảng viên trẻ đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài cho trang wedsite nhà trường, viết đề tài khoa học cấp trường... Qua đó, nâng cao khả năng tư duy độc lập, khả năng tổng hợp, phân tích, nhìn nhận vấn đề ngày càng sâu sắc, khả năng viết, diễn đạt ngày càng được trau dồi, nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy sau này.

Về phía nhà trường đã thực hiện tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ tập sự giảng viên, nhất là chuyên môn nghiệp vụ. Vừa qua, có 03 tập sự giảng viên đã hoàn thành xong chương trình đại học văn bằng 2 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền; 01 giảng viên tập sự hoàn thành lớp “Bồi dưỡng kiến thức kinh điển”; theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, năm 2020 và 2021 nhà trường sẽ tiếp tục cử 03 viên chức học văn bằng 2 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cùng quý thầy cô tạo mọi điều kiện cho đội ngũ kế thừa có thể học hỏi, trau dồi kiến thức thông qua việc thành lập “Câu lạc bộ Giảng viên trẻ” vào cuối tháng 5/2019, qua các buổi tọa đàm, nghe nói chuyện thời sự, đi nghiên cứu thực tế tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao...

Về phẩm chất chính trị: Người tập sự giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; không bị dao động, lung lay trước cám dỗ vật chất, tinh thần hay chiêu bài “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Về tu dưỡng đạo đức: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức”[1], người cách mạng nói chung và nhà giáo nói riêng phải có phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tưĐó là những phẩm chất không thể thiếu được đối với người làm thầy. Đạo đức của người giảng viên còn thể hiện ở tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết theo nguyên tắc tự phê bình và phê bình, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học theo phương châm Học thực chất, thi thực chất, kết quả thực chất

Về phong cách: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tập sự giảng viên có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỉ, thực dụng. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

Về ứng xử văn hóa: Là giảng viên không chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức mà còn phát huy vai trò nêu gương. Vì vậy, xây dựng văn hóa ứng xử là xây dựng hình ảnh, tư cách của người giảng viên trong cách nhìn của học viên và xã hội. Ngày 16 tháng 9 năm 2019, Trường Chính trị Bến Tre quy định số 04-QĐi/TCT về “Ứng xử văn hóa”: (1) Trong quan hệ công tác, ứng xử với đồng nghiệp: Hợp tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chia sẻ thông tin, tri thức, kinh nghiệm, tôn trọng góp ý thẳng thắn, đúng mực; không phân biệt, xúc phạm danh dự của đồng nghiệp dưới mọi hình thức; đảm bảo sự đoàn kết trong nhà trường. Ứng xử với học viên phải có thái độ lịch sự, đúng mực khi giao tiếp; tôn trọng ý kiến của học viên; thể hiện phong cách mẫu mực của giảng viên trường chính trị trong giảng dạy và trong cuộc sống; không gợi ý tặng quà dưới mọi hình thức; (2) Đối với công việc: Đảm bảo thời gian làm việc đúng quy định; luôn có ý thức giữ gìn uy tín, danh dự của nhà trường và bản thân; lợi ích của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống lại những lời nói và việc sai trái, xuyên tạc, phản động; (3) Đối với mình: Thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm cá nhân và hiệu quả trong công việc; chủ động cập nhật kiến thức, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc và sự nghiệp đổi mới; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu. Điều đáng chú ý, tập sự giảng viên Trường Chính trị tỉnh có tuổi đời còn rất trẻ, vì vậy, sẽ gặp nhiều hạn chế trong cách ứng xử, tương tác với học viên. Để khắc phục những hạn chế đó, đòi hỏi mỗi tập sự giảng viên phải thực hiện nghiêm chỉnh “Ứng xử văn hóa của Trường Chính trị tỉnh Bến Tre”, thường xuyên tự rèn luyện, trau dồi kỹ năng ứng xử, học hỏi qua đồng nghiệp, thầy cô trong nhà trường. Sẵn sàng chia kẻ, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, nêu cao tinh thần đoàn kết, vì lợi ích tập thể trong ngôi nhà chung – Trường Chính trị, góp phần giữ gìn, phát triển, nâng cao uy tín, giá trị nhà trường mà những thế hệ thầy cô nhà trường đã dày công vun đắp.

Trước tình hình mới, đội ngũ kế thừa Trường Chính trị tỉnh quyết phấn đấu học tập, rèn luyện với đầy đủ năng lực và phẩm chất góp phần để Trường Chính trị thực hiện thành công những nhiệm vụ trong năm 2019 và những năm tiếp theo, đưa Trường Chính trị tỉnh hướng đến Trường Chính trị chuẩn./.

 

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.12, tr.270.

 

Tin khác