Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ sáu, 29 Tháng 3, 2024 - 05:05

Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Long Vân hầu Trương Tấn Bửu – Hai thế kỷ nhìn lại”.

Chiều ngày 25/11/2022, Trường Chính trị Bến Tre phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Long Vân hầu Trương Tấn Bửu Hai thế kỷ nhìn lại”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến; UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị Cao Văn Dũng; GS.TS. Nhà giáo Nhân dân, Thiếu tướng Trương Giang Long, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Giám đốc Học viện Công an nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng họ Trương phía Nam; Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Giồng Trôm Nguyễn Trúc Hạnh; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Bàn chủ trì hội thảo.

Tham dự hội thảo có các đại biểu đại diện Hội khoa học lịch sử các tỉnh; nhà khoa học, các học giả, nhà nghiên cứu; nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại biểu lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực IV, đại diện lãnh đạo các sở, ngành và địa phương tỉnh Bến Tre; đại diện gia tộc họ Trương phía Nam và giảng viên, học viên của nhà trường.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị Cao Văn Dũng cho biết: Nhân kỷ niệm 270 năm sinh và 195 năm Ngày mất của Long Vân hầu Trương Tấn Bửu (02/8/1827 02/8/2022), Trường Chính trị đã phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thống nhất xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học về nhân vật lịch sử Trương Tấn Bửu. Đây là dịp để lắng nghe các kết quả nghiên cứu, đánh giá nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm và tư liệu về nhân vật Long Vân hầu Trương Tấn Bửu, giúp Ban tổ chức hội thảo có cái nhìn tổng thể, toàn diện và khách quan, đầy đủ về nhân vật lịch sử cách đây gần 200 năm. Đồng thời, thảo luận, tranh luận để từng bước đi đến thống nhất những nhận định, quan điểm còn khác nhau về ông. Qua đó làm rõ những vấn đề do lịch sử để lại để có đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm góp phần phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước trên quê hương Bến Tre nói riêng, khu vực miền Nam và cả nước nói chung.

Hội thảo đã nhận được 36 tham luận, 09 ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học am hiểu về lịch sử vùng đất, con người Nam Bộ, rất am tường về nhân vật lịch sử Long Vân hầu - Trương Tấn Bửu về các lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội dưới triều Nguyễn qua hai đời vua Gia Long và Minh Mạng, đặc biệt là những công lao của ông; thảo luận đưa ra những phát hiện mới, kể cả những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau về ông, qua đó đề xuất các giải pháp, cách làm nhằm từng bước có nhận thức thống nhất về công trạng của Long Vân hầu Trương Tấn Bửu.

Phát biểu tổng thuật hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến thay mặt Ban tổ chức hội thảo trân trọng cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các tác giả và gia tộc họ Trương phía Nam đã góp phần quan trọng cho sự thành công của hội thảo.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến yêu cầu có kế hoạch phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh, gia tộc họ Trương và các cơ quan chức năng trên tinh thần “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” để gìn giữ, trùng tu, bảo dưỡng di tích liên quan đến Long Vân hầu Trương Tấn Bửu. Đồng thời, có định hướng phát triển gắn với phát triển du lịch và giáo dục truyền thống trên địa bàn.

Trong thời gian tới, đối với Bến Tre, các ngành chức năng liên quan như Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng các địa phương trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của các tướng lĩnh người Bến Tre dưới thời phong kiến cũng như các giai đoạn cách mạng sau này để tiếp tục nghiên cứu, cần thiết thì tổ chức hội thảo khoa học. Đối với những nhân vật tướng lĩnh cơ bản đã có đầy đủ thông tin, tư liệu thì nghiên cứu, tập hợp thành một công trình sách nghiên cứu chuyên sâu nhằm phục vụ giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tại quê hương và đúc kết thành bài học kinh nghiệm, truyền thống giáo dục lâu dài trong các lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ.

Đề xuất có hình thức phục hồi các hình thức vinh danh Long Vân hầu Trương Tấn Bửu tương xứng với vị thế của ông. Trước mắt là đưa vào ngân hàng tên đường, tên trường Trương Tấn Bửu để sử dụng trong thời gian tới trên địa bàn huyện Giồng Trôm và tỉnh Bến Tre. Đề xuất phục hồi và đặt tên đường, tên trường mang tên Trương Tấn Bửu ở TP. Hồ Chí Minh, An Giang,... Bổ sung tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp Long Vân hầu Trương Tấn Bửu vào các sách nhân vật và sự kiện của Bến Tre, nhất là sách Địa phương chí tỉnh Bến Tre đang trong giai đoạn biên soạn, hoàn thành.

Sau hội thảo này, đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị Bến Tre tiếp tục phối hợp các ngành liên quan tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các tác giả để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho chủ trương đối với những phần công việc của tỉnh để chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu thực hiện. Riêng đối với những phần việc đề xuất, kiến nghị thuộc thẩm quyền của ngành chức năng bộ, ngành Trung ương thì có báo cáo kiến nghị, đề xuất cụ thể để Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, có ý kiến chỉ đạo.

Đồng chí Cao Văn Dũng, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo, Hiệu trưởng
phát biểu đề dẫn hội thảo.
 

Chủ trì hội thảo.

Đồng chí Hồ Thị Hoàng Yến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
phát biểu tổng thuật hội thảo.
 

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

 

 

Tin, ảnh: Tấn Lộc

 

Tin khác