Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ ba, 23 Tháng 4, 2024 - 17:54

Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài học với tuổi trẻ Trường Chính trị Bến Tre

CN. Nguyễn Phước Bình
Viên chức Phòng QLĐT&NCKH
 

Cách đây 110 năm, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân phong kiến. Cuộc hành trình ấy là bài học lớn cho thanh niên ngày nay, để mỗi người trẻ thể hiện tình cảm, tâm huyết của mình, đóng góp trí tuệ, tài năng xây dựng quê hương đất nước “sánh ngang với các cường quốc năm châu” như tâm nguyện của Người lúc sinh thời.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương Nghệ An giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, lại lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan nên Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đã sớm có tinh thần yêu nước, thương dân, có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Trong bối cảnh các phong trào đấu tranh, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi với nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng đều bị thất bại, chính điều đó đã đặt ra câu hỏi lớn: Cách mạng Việt Nam cần phải có lực lượng lãnh đạo?, đường lối cách mạng?, con đường và phương pháp đấu tranh phù hợp?. Trách nhiệm tìm đáp án cho câu hỏi lớn ấy đặt lên vai những người trẻ thời ấy như Nguyễn Tất Thành. Và quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh độc lập và tư duy sáng tạo của người thanh niên yêu nước.

Khi Phan Bội Châu quyết định sang Nhật Bản với mục đích kiều viện đã gặp cụ Nguyễn Sinh Sắc trên dòng sông Lam và nói chuyện đưa Nguyễn Ái Quốc, lúc đó là Nguyễn Sinh Cung sang Nhật để theo Đông Du, nhưng Nguyễn Ái Quốc không đồng tình. Đó có thể nói là cảm nhận, quyết định hết sức sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc trong việc lựa chọn sang phương Tây tìm đường cứu nước. Mong muốn của Nguyễn Ái Quốc là tự do, bình đẳng, bác ái và quyết định sang phương Tây để tìm những ẩn náu sau những từ hoa mỹ đó, nhưng đồng thời để kiểm nghiệm thực tiễn xem nước Pháp và các nước khác đã làm gì để cứu được mình. Đó là động lực khiến Nguyễn Ái Quốc đã từ chối Đông Du mà tự quyết định sang phương Tây tìm chân lý.

Tròn 21 tuổi, với lòng nhiệt thành của tuổi trẻ và hành trang là dòng máu nóng sục sôi lòng yêu quê hương đất nước, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường chân lý. Để làm được điều đó phải có lòng quyết tâm mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, nhất là trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Đến nước nào, Người cũng làm việc để kiếm sống và hoạt động. Đi đến đâu, Người cũng tự nghiên cứu, tự học. Cả cuộc đời Người là bài học về sự tu dưỡng, rèn luyện, coi cuộc sống là bài học sống động cho mình, coi khó khăn là “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, tất cả chỉ vì một mục tiêu lý tưởng là giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Điều đó được thể hiện qua câu nói nổi tiếng: “Tôi ra nước ngoài để xem họ làm thế nào để về cứu giúp đồng bào mình”. Người đã không đi theo con đường cứu nước của thế hệ cha ông mà tìm con đường cứu nước đúng đắn, giành thắng lợi cho nhân dân thoát khỏi cảnh áp bức, tù đày, hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, đưa nhân dân lầm than thành người chủ đất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã trọn đời cống hiến cho đất nước, dân tộc. Điều này đòi hỏi trách nhiệm đưa Việt Nam trở thành nước giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới, tất cả phụ thuộc vào tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân của thế hệ trẻ hôm nay.

Đất nước đã hòa bình, độc lập, tự chủ và ngày càng có vị thế cao trong khu vực và thế giới, nhưng khát vọng đưa Việt Nam sánh ngang với các cường quốc năm châu vẫn luôn là niềm thôi thúc bao lớp thanh niên hôm nay tiếp tục học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng. Trong hành trình đưa đất nước tiến lên, tinh thần độc lập tự chủ, bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học quý báu để thế hệ trẻ hôm nay vững vàng niềm tin trong hành trình lập thân, lập nghiệp.

Đối với tuổi trẻ của Trường Chính trị Bến Tre – những người được kỳ vọng được đặt niềm tin là thế hệ tiếp nối, kế thừa sự nghiệp vẻ vang giảng dạy lý luận chính trị hơn 74 năm của nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ của tỉnh nhà, “trọng trách tương lai ấy” đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lý tưởng trong sáng, có hoài bảo, dám nghĩ, dám làm, dám dân thân. Do vậy, trong thời gian tới mỗi người trẻ cần phải:

Một là, phải học tập tinh thần, lý tưởng và khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người trẻ phải dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám dấn thân, dám chịu trách nhiệm. Bởi lẽ, một trong nhiều điều kiện để trở thành một giảng viên trường chính trị cần phải có sự trải nghiệm, vốn thực tiễn phong phú và thực tiễn không tự nhiên có mà phải qua trải nghiệm, tích lũy và tự rút ra cho mình.

Hai là, phải đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, mỗi cá nhân sẽ không thể thành công nếu đứng ngoài tập thể và tập thể không thể tồn tại “chủ nghĩa cá nhân”, sự đố kỵ, bảo thủ. Sự nghiệp vẻ vang của trường hơn 74 năm quathế hệ giảng viên, viên chức của trường. Do đó, mỗi người trẻ cần phải thật sự đoàn kết với nhau vì mục tiêu, vì lý tưởng chung, góp phần xây dựng thành công Trường Chính trị chuẩn.

Ba là, không tự mãn về bản thân, phải luôn rèn luyện tinh thần tự học, tự phấn đấu với tinh thần tâm trong, trí sáng, hoài bảo lớn. Trở thành giảng viên trường chính trị là quá trình phấn đấu bền bỉ rất dài, gian khổ, thực tiễn luôn vận động, kiến thức luôn được cập nhật nếu rơi vào tự mãn về bản thân là tự đào thải chính mình. Tự học để nâng cao kiến thức, hoàn thiện nhân cách bản thân  để có đủ “sức đề kháng” và chủ động góp sức trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế lực phản động.

Để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, còn phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đòi hỏi tuổi trẻ phải phát huy tốt vai trò xung kích, ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; có được nghị lực và ý chí quyết tâm, không ngừng nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng, để “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”; hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thông tin phản bác: 

Tin khác