95 Năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - một cột mốc quan trọng trong lịch sử, đánh dấu sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam: 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025). Sự kiện này không chỉ ghi nhận quá trình hình thành và phát triển của Đảng, mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước.

Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn dắt Nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và công cuộc đổi mới hiện nay. Đảng đã khẳng định được vai trò trung tâm trong việc định hướng, lãnh đạo và tổ chức các phong trào cách mạng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ những ngày đầu thành lập, Đảng đã đóng vai trò quan trọng trong lãnh đạo tập hợp, tổ chức và thực hiện công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các cuộc cách mạng Việt Nam có thể được đánh giá qua nhiều khía cạnh lịch sử, chính trị, xã hội và văn hóa. Được đánh dấu ở các cột mốc quan trọng:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước

Với khát vọng giải phóng dân tộc, sau quá trình trăn trở khảo nghiệm con đường cứu nước, được ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin soi rọi, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm ra chân lý “không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [1]. Từ đây, Người chỉ rõ, để làm cách mạng vô sản “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [2].

Những năm 20 của thế kỷ XX - những năm tháng đầy cam go, hiểm nguy, thử thách, với khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều hoạt động khẩn trương, tích cực và đầy sáng tạo chuẩn bị những tiền đề về tư tưởng, chính trị, tổ chức để dẫn tới ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam - đẩy bánh xe lịch sửcủa cách mạng Việt Nam đi tới, phù hợp với xu thế tiến bộ của lịch sử. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (mùa xuân năm 1930) là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự phát triển cao và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Với sự tiếp thu lý luận tiền phong là chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, đào luyện nên những chiến sĩ cộng sản, ra đời những tổ thức sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó nhưng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” [3].

Theo Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930 của Nguyễn Ái Quốc, khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam có 310 đảng viên hoạt động trên cả nước và một bộ phận ở nước ngoài, có 3.588 hội viên các tổ chức quần chúng (Công hội và Nông hội): “Mặc dù non trẻ và nhỏ bé, Đảng Cộng sản được tổ chức tốt nhất và hoạt động mạnh nhất trong tất cả các lực lượng” [4]. Để thực hiện được là “tổ chức tốt nhất” và “hoạt động mạnh nhất” trong tất cả các lực lượng chính trị của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, với chủ trương: “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp...” [5].

Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ năm 1858 đến năm 1930, sau hơn 70 năm nhân dân Việt Nam kế thừa truyền thống bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các thế hệ người Việt Nam yêu nước, dù ở giai cấp, tầng lớp nào cũng đã sẵn sàng xả thân vì nền độc lập dân tộc. Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là yêu cầu bức thiết, là khát vọng của nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng trước khi có Đảng: “Các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại” [6]. Phong trào yêu nước Việt Nam theo các khuynh hướng khác nhau đều lâm vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở thành người lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, từng bước đi lên, làm nên những kỳ tích, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt từ sau khi trở thành Đảng cầm quyền, càng thể hiện rõ Đảng luôn vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc và của các tầng lớp nhân dân. Vì lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của toàn thể dân tộc là mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của Đảng và cũng chính là cội nguồn sức mạnh của Đảng qua các chặng đường lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, các cương lĩnh, đường lối của Đảng đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng và những lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, đã không ngừng đưa cách mạng Việt Nam theo mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đó của cách mạng Việt Nam đã gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân bằng cả chiều dài lịch sử, không có lực lượng chính trị nào thay thế được.

2. Đảng lãnh đạo các phong trào cách mạng dân tộc giành thắng lợi

Thứ nhất, thời kỳ đấu tranh giành độc lập (1930-1945).

Cao trào 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh: Đảng đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân, thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam. Dù thất bại, phong trào này đã đánh dấu bước trưởng thành của Đảng và tạo tiền đề cho các phong trào sau này.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở ra kỷ nguyên mới - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Chỉ 15 năm sau khi đi theo đường lối cách mạng của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thắng lợi vĩ đại ấy đã khẳng định trên thực tế đường lối đúng đắn, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một mốc son chói lọi trên con đường cách mạng do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã hoạch định từ đầu năm 1930, và là nền tảng vững chắc cho dân tộc Việt Nam tiếp nối trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc. Thắng lợi ấy đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giành độc lập cho đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là đỉnh cao của vai trò lãnh đạo của Đảng. Từ năm 1941, Đảng đã vận động thành lập Mặt trận Việt Minh, tổ chức quần chúng đấu tranh, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. Đảng đã nắm bắt thời cơ lịch sử, lãnh đạo toàn dân đứng lên lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

Thứ hai, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975).

Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đất nước bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, thống nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trước sự tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đứng lên thực hiện lời thề trong Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945): Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tỉnh thần và lực lượng, tính mạng và của cái để giữ vững quyền tự do và độc lập. Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục tiến hành cách mạng giải phóng ở miền Nam. “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới” [7].

Sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, với mưu đồ nhằm biến miền Nam Việt Nam thành “con để” ngăn chặn “làn sóng đỏ”- chủ nghĩa xã hội sang Đông Nam Á, đế quốc Mỹ từng bước can thiệp và tiến hành xâm lược miền Nam, chia cắt đất nước, phá hoại cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc bằng không quân và hải quân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân cả nước đã đồng tâm hiệp lực, hướng về mục tiêu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trải qua 21 năm chiến đấu, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước, hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, non sông thu về một mối. Chiến công ấy là “một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sửthế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tìm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Thắng lại đó đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định mở đường chohẳng tộc Việt Nam tiến vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Đảng đã lãnh đạo kháng chiến toàn dân với phương châm “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh”. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) là minh chứng cho sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Kháng chiến chống Mỹ (1954-1975): Đảng đã đưa ra chiến lược cách mạng phù hợp cho từng giai đoạn: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, là thành quả to lớn của sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng.

3. Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển đất nước

Giai đoạn sau 1975 - 1986.

Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1975 đến năm 1986, Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước và từng bước đạt được những thành tựu cơ bản:

Về chính trị, tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần hoàn thành quá trình thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước; thống nhất sự lãnh đạo của Đảng trong toàn quốc, thống nhất các tổ chức chính trị xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Công đoàn và Hội Liên hiệp phụ nữ, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội sau 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trên mặt trận kinh tế, bước đầu ngăn chặn đã giảm sút trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp những năm 1979-1980. Sản xuất lương thực tăng bình quân từ 13,4 triệu tấn (1976-1980) lên 17 triệu tấn (1981-1985). Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 0,6% (giai đoạn 1976-1980) lên 9,5% (giai đoạn 1981-1985). Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tiếp tục được tăng cường, với những công trình quan trọng, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới sau này. Đó là những công trình trọng điểm trên các lĩnh vực điện, cơ khí, luyện kim, dầu khí, thủy lợi: Dầu khí Vũng Tàu; thủy điện Hòa Bình; thủy điện Trị An; một loạt các nhà máy xi măng như: Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên. Nhiều công trình thủy lợi lớn: Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Nam Thạch Hãn (Quảng Trị), Thác Mơ, Dầu Tiếng (Nam Bộ), kênh Hồng Ngự (đồng bằng sông Cửu Long), cầu Thăng Long, Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội)... được xây dựng và từng bước đưa vào hoạt động, phục vụ đời sống nhân dân.

Về văn hóa, xã hội, trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, thiên tai dồn dập, dân số tăng nhanh, song nhiều phong trào văn hóa - xã hội vẫn được quan tâm và có bước phát triển. Các ngành kinh tế quốc dân đã thu hút thêm 4 triệu lao động. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, văn học, nghệ thuật được duy trì và có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, giữ vững nền độc lập, chủ quyền biên giới quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thành quả cách mạng trước vô vàn những nguy cơ, thách thức và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch (1.800 vụ chống phá). Làm thất bại âm mưu chống phá Đảng, mưu đồ bạo loạn lật đổ chính quyền, Nhà nước xã hội chủ nghĩa của các thế lực phản động. Hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.

Trên mặt trận ngoại giao, với việc ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, uy tín và địa vị của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tháng 8-1976, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 97 nước trên thế giới. Các hoạt động về đối ngoại của Đảng và Nhà nước được triển khai mạnh mẽ. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và bầu bạn đã tận tình ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Ngày 20-9-1977, nước Cộng hỏa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc và là thành viên của hơn 20 tổ chức quốc tế khác. Đầu tháng 11-1978, các đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm Liên Xô và ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Đến cuối năm 1980, đã có 106 nước lập quan hệ ngoại giao với nước ta.

Bên cạnh đó, quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển tốt đẹp, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau. Sự giúp đỡ của Liên Xô là chỗ dựa to lớn, vững chắc cả về kinh tế, quốc phòng và ngoại giao đối với Việt Nam. Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ ba, xây dựng và phát triển khoa học - kỹ thuật ngày 3-7-1980, Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với Liên Xô về thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam đất nước ngày 16-7-1980, đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen do Liên Xô giúp xây dựng được khánh thành. Chuyến bay vũ trụ Xô - Việt đầu tiên từ ngày 23 đến 31-7-1980 thành công đã minh chứng cho sức mạnh to lớn của tình đoàn kết Việt - Xô và khẳng định khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới của Việt Nam. Viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam trong các năm 1981-1985 trị giá 4,5 tỷ USD. Nhiều đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã sang thăm và trao đổi các vấn đề trọng yếu, góp phần tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa.

Những kết quả đạt được trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, cùng với sự tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào, Campuchia, với các nước anh em khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước độc lập, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã tạo cho sự nghiệp cách mạng nước ta những nhân tố mới để tiếp tục tiến lên.

Giai đoạn đổi mới (1986 đến nay).

Đường lối Đổi mới (1986) do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã mở ra một trang mới cho đất nước. Từ một nền kinh tế bao cấp, trì trệ, Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Công cuộc đổi mới đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, từng bước xác lập vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế.

Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ những buổi đầu mới mẻ, đối diện với nhiều thách thức, khó khăn gay gắt cả trong nước, trong khu vực và trên trường quốc tế. Trong bước thăng trầm ấy, Đảng đã thể hiện bản lĩnh kiên cường của một chính đảng cách mạng dám nhìn thẳng vào sự thật để cùng cả dân tộc khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đặc biệt vào thập niên 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp và tình hình đất nước có muôn vàn khó khăn, các thế lực thù địch không ngừng chống phá, Đảng kiên định mục tiêu mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, giữ vững vai trò lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió, tiếp tục tiến lên, tiến hành công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đảng đã kiên trì lãnh đạo và từng bước bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới, bước đầu hình thành một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tế của đất nước. Đây là kết quả của một quá trình trăn trở, tìm tòi, tổng kết, đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn hơn về thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Qua gần 40 năm đổi mới, đất nước đã vượt qua thử thách hiểm nghèo, phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo tiền đề vững chắc để đất nước ngày càng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng trưởng thành và có thêm kinh nghiệm lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong hoàn cảnh mới. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử qua hơn 30 năm đổi mới của đất nước đã minh chứng trong thực tế: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.

Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã đưa đến những bước ngoặt căn bản, có tính cách mạng làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc, thay đổi thân phận của người dân và vị thế của đất nước Việt Nam. Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của mình. Những thắng lợi vĩ đại đó đều gắn liền với việc xác định cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược đúng đắn và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, hiện thực hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhận định: “Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng dẫn, phù hợp thực tiễn Việt Nam”.

Tuy nhiên, trong 95 năm qua, trên thực tế, quá trình lãnh đạo cả trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Qua các thời kỳ lịch sử, Đảng đã nghiêm túc và kịp thời tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để củng cố niềm tin đối với nhân dân, tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ nhất định.

Quá trình hoạt động lãnh đạo vô cùng phong phú, sôi động, hảo hùng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã để lại những bài học có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc. Từ những thành công và cả những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của Đảng, có thể đúc kết các điều kiện cơ bản bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử, soi chiếu cho cả hiện tại và tương lai.

Đổi mới đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng như tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, hội nhập quốc tế, và cải thiện đời sống nhân dân. Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng trong bối cảnh mới.

Bên cạnh những thành tựu, trong quá trình lãnh đạo của Đảng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức phải sửa chữa, khắc phục sai lầm, khuyết điểm. Trong một số giai đoạn, Đảng đã mắc phải những sai lầm trong chính sách kinh tế, gây ra những khó khăn cho đất nước. Nhân dân thiếu niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, kỳ vọng vào sự minh bạch, hiệu quả trong lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Thách thức từ bối cảnh quốc tế và trong nước: Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, cùng với các vấn đề nội bộ như tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị, đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác lãnh đạo. Chính vì vậy, Đảng ta cần có sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng, tổ chức xây dựng và chỉnh đốn Đảng để Nhân dân tin tưởng và ủng hộ Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình.

Những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay là minh chứng cho sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các cuộc cách mạng Việt Nam là yếu tố quyết định cho những thắng lợi to lớn của dân tộc. Từ việc giành độc lập, thống nhất đất nước, đến xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới, Đảng luôn giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt dân tộc vượt qua mọi thử thách.

Công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong phát triển đất nước, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và văn hóa. Để duy trì đà tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục giải quyết những thách thức hiện tại, đồng thời phát huy những thành tựu đã đạt được. Công cuộc đổi mới không chỉ là một quá trình cải cách kinh tế mà còn là một cuộc cách mạng về tư duy, hướng tới một Việt Nam độc lập, tự do và phát triển.

Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng không chỉ là dịp để ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, mà còn là cơ hội để toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân nhìn nhận lại những thành tựu đã đạt được, đồng thời xác định những mục tiêu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Qua đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, và phát triển bền vững.

===========================

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, 1.12, tr.30. 
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, 1.2, tr.289. 
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t. 12, tr.406. 
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1998, t.2, tr.21, 4.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1998, t.2, tr.21, 4.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2007, t.51, tr.14.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.12, tr.410.

ThS. Nguyễn Thị Nguyên
Phòng QLĐT và NCKH

CHUYÊN ĐỀ

hcm

Thư viện ảnh