Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ sáu, 19 Tháng 4, 2024 - 15:58

Thông tin trao đổi

Ngày Đăng : 22/06/2020
ThS. Nguyễn Thị Hiền
Trưởng phòng QLĐT&NCKH
 

Ngày 02/5/2019, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành bộ Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG, trên cơ sở bộ quy chế của Học viện, Trường Chính trị Bến Tre đã cụ thể hóa và ban hành Quyết định số 421-QĐ/TCT ngày 17/9/2019 về việc ban hành Quy chế quản lý đào tạo áp dụng cho Trường Chính trị Bến Tre, trong đó bao gồm 04 quy chế cơ bản:

Ngày Đăng : 16/06/2020
ThS. Trương Ngọc Quí
Phó Trưởng phòng QLĐT và NCKH
 

Vấn đề tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Từ năm 2011 đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03, Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung rất quan trọng: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Ngày Đăng : 09/06/2020
ThS. Đoàn Thị Mao
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
 

Bình đẳng giới được thể chế hóa trong các văn bản Luật: Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 và Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020,... để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.

Ngày Đăng : 01/06/2020
Đồng chí Dương Quốc Hoàng
Bí thư Đảng ủy
 

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, Đảng bộ Trường Chính trị nêu cao quyết tâm, vượt mọi khó khăn, quán triệt sâu, phát huy trí tuệ, đổi mới phương pháp tư duy và thực hiện có hiệu quả các vấn đề trọng tâm sau:

Ngày Đăng : 28/05/2020
CN. Nguyễn Phước Bình
Viên chức Phòng QLĐT&NCKH
 

Chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã dành cho thế hệ trẻ những tình cảm và sự quan tâm sâu sắc: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi Trẻ là mùa xuân của xã hội”[1]. Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày Đăng : 15/05/2020
ThS. Đoàn Thị Mao
Giảng viên khoa Xây dựng Đảng
 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính thực tế, bất cứ việc gì cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tế. Muốn đạt được kết quả đó thì việc học phải xuất phát từ yêu cầu của công việc và phải học cặn kẽ, thấu đáo. Người mong muốn việc học - hành (tức là nhận thức - hành động) phải đạt tới chỗ thấy cho hết, nhìn cho thấuTheo Người học tập trong nhà trường, trong sách vở chưa đủ mà phải học cả trong cuộc sống, học ở người khác… Phương châm “lý luận gắn liền với thực tiễn” luôn là một tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với đội ngũ giảng viên Trường Chính trị trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy. Qua nghiên cứu thực tế, giảng viên sẽ gắn kết những tri thức lý luận đã truyền đạt đến học viên với thực tiễn đang diễn ra một cách sinh động và phong phú, đánh giá tính đúng đắn của lý luận khi nó được cụ thể hóa trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, giảng viên cần phải được tăng cường nghiên cứu thực tế ở cơ sở.

Ngày Đăng : 15/05/2020
ThS. Nguyễn Thị Yến
Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

1. Khái lược tác phẩm Nhật ký trong tù

Khi còn cắp sách đến trường, trong những tác phẩm được các Thầy, Cô giáo giảng về Bác, nội dung nào cũng hay, cũng làm người nghe cảm động, ngưỡng mộ và tự hào. Trong hàng nghìn tác phẩm, bài nói chuyện, bài viết của Bác được các tác giả ngợi ca Bác cả trong và ngoài nước, trong đó có Nhật ký trong tù là một tác phẩm mang giá trị to lớn về chí khí một con người cách mạng; về giáo dục đạo đức, tinh thần lạc quan cách mạng, nghị lực sống giàu tính nhân văn và sự kiên định mục đích thắng lợi tất yếu của cách mạng dưới chế độ lao tù hà khắc của bọn Tưởng Giới Thạch cho con người, đặc biệt là những người cộng sản.

Ngày Đăng : 15/05/2020
CN. Nguyễn Thị Hoài Thu
Viên chức Khoa Nhà nước và pháp luật
 

Cách đây 45 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam,  non sông thu về một mối. Về sự kiện lịch sử vĩ đại này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976) đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Ngày Đăng : 08/05/2020
ThS. Dương Quốc Hoàng
Phó Hiệu trưởng
 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và luận bàn rất nhiều về đạo đức cách mạng  và Người xem “thần dược” trị tận gốc “chủ nghĩa cá nhân” là nâng cao đạo đức cách mạng.

Ngày Đăng : 29/04/2020
ThS. Trần Văn Hòa
Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở
 

Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị được C.Mác viết từ tháng Tám năm 1858 đến tháng Giêng năm 1859, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong việc hình thành khoa kinh tế chính trị học mácxít. Với tác phẩm này, lần đầu tiên, C.Mác trình bày một cách khoa học và tương đối đầy đủ, có hệ thống quan niệm của mình về hàng hoá, tiền tệ. Luận giải một cách thuyết phục về vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, C.Mác đã đặt nền tảng cho việc giải thích một cách khoa học bản chất của chế độ bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin trao đổi