Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Trường Chính trị Bến Tre (07/03/1947 - 07/03/2023); 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2023), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3!

Thứ năm, 23 Tháng 3, 2023 - 03:03

Thông tin trao đổi

Ngày Đăng : 19/10/2020
ThS. Nguyễn Thị Yến
Nguyên Trưởng khoa NN&PL
 

Bài báo Dân vận còn gọi là tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15/10/1949, cách đây 71 năm dưới bút danh X.Y.Z. Để nói đúng giá trị lịch sử của tác phẩm, tính hiện thực, thời sự và khoa học nhiều tác giả, bài viết, bài nói đã dùng nhiều ngôn từ để phân tích những giá trị của tác phẩm này. Với sự chắc lọc rất tinh tế, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, có tính khái quát cao; kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ làm theo. Chỉ với 612 từ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng dẫn cho bất cứ ai là cán bộ, là công bộc của dân đều hiểu để thực hiện công tác dân vận cho đúng.

Ngày Đăng : 14/10/2020
CN. Hồ Thị Thùy Dung
Viên chức Khoa Lý luận cơ sở
 

Thực tiễn đã chứng minh, không ai trở thành người lãnh đạo của Đảng mà không trải qua là đảng viên từ chi bộ lên, không ai là cán bộ lãnh đạo và quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể mà không trải qua quá trình học tập lý luận chính trị từ trong hệ thống các trường lớp của Đảng. Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, mang tính Đảng, tính giai cấp, đồng thời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Học tập lý luận chính trị bao gồm nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,… Sau khi được trang bị những kiến thức cơ bản đó, học viên sẽ vận dụng được vào thực tiễn công tác, trong cuộc sống của bản thân. Nắm vững lý luận chính trị sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, quyết định sự thành công của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

Ngày Đăng : 02/09/2020
ThS. Dương Quốc Hoàng - Phó Hiệu trưởng
ThS. Nguyễn Thành Phương - Trưởng Khoa LLCS
 

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị ở nhiều mặt. Trước hết, Tuyên ngôn độc lập công bố với quốc dân đồng bào và với thế giới việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà sự ra đời là kết quả của quá trình hơn 80 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, anh dũng, hy sinh của bao thế hệ người Việt Nam. Bản Tuyên ngôn đã tố cáo và lên án tội ác man rợ của thực dân Pháp đã gây ra trên đất nước ta. Với tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, Bản Tuyên ngôn khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền của dân tộc Việt Nam “Được hưởng tự do và độc lập”; đồng thời, vạch ra cơ sở thực tế là Việt Nam “thực sự đã thành một nước tự do và độc lập”. Cơ sở pháp lý của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xác định trên hai góc độ: Đã đứng về phe đồng minh chống Nhật; toàn dân đã khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Nhật. Pháp lý hiện đại công nhận quyền đương nhiên nắm chính quyền của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Ngày Đăng : 28/08/2020
ThS. Phan Văn Thuận
Trưởng Khoa Xây dựng Đảng
 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa một lần gặp và làm việc với V.I.Lênin, nhưng tư tưởng và hành động của Người có sự “trùng hợp” và thống nhất rất đặc biệt. “Thà ít mà tốt” là phương châm chỉ đạo trong xây dựng bộ máy nhà nước Xô – Viết trong tác phẩm cùng tên của V.I.Lênin. Đây được xem là bản “Di chúc” của Người về công tác cán bộ không chỉ có ý nghĩa đối với công tác xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước Xô – Viết mà còn có giá trị đặc biệt đối với việc xây dựng đội ngũ đảng viên trong những năm đầu của thập niên 20, thế kỷ XX. Trên nền tảng đó và từ thực tiễn xây dựng, rèn luyện đội ngũ đảng viên của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng không phải chỉ cần nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên”. Những di sản về tư tưởng và những kinh nghiệm phong phú của Lênin và Bác Hồ trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có giá trị to lớn đối với công tác xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng ta hiện nay.

Ngày Đăng : 18/08/2020
ThS. Trần Thị Quỳnh Nghi
GV Khoa Nhà nước và Pháp luật
 

Cải cách hành chính là nội dung quan trọng của nền hành chính nhà nước. Cải cách hành chính góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, duy trì sự phát triển của đất nước, qua đó, hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Ngày Đăng : 11/08/2020
ThS. Dương Quốc Hoàng
Phó Hiệu trưởng
 

Về phương diện xã hội và hiểu theo nghĩa phổ quát nhất, tích cực nhất thì “động cơ” là động lực thôi thúc bên trong con người. Nó là cội nguồn của sức mạnh nội sinh, là nền tảng, là năng lượng, chất liệu vun đắp niềm say mê, khát vọng của con người.

Ngày Đăng : 04/08/2020
ThS. Võ Thái Bình
Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật
 

Thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều bất cập; một bộ phận cán bộ đảng viên lười học lý luận chính trị. Vấn đề này đòi hỏi Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - đơn vị tiên phong trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo phân cấp phải nhận diện được các biểu hiện lười học chính trị, xây dựng giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, khắc phục tình trạng lười học của học viên các lớp thuộc chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

Ngày Đăng : 04/08/2020
ThS. Trần Văn Hòa
Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở
 

Trong những ngày kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020), chúng ta bồi hồi nhớ lại sự hy sinh oanh liệt và lý tưởng sống cao đẹp của chị Võ Thị Sáu, người con vùng đất Đỏ giàu truyền thống cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày Đăng : 27/07/2020
ThS. Nguyễn Thị Thùy Giao
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
 

Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin đối với thời đại ngày nay. Học thuyết không chỉ có giá trị lý luận và thực tiễn chỉ đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Xôviết, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh vệ quốc, mà còn là cơ sở lý luận khoa học cho đường lối, học thuyết quân sự, quốc phòng, an ninh của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới.

Ngày Đăng : 27/07/2020
CN. Trương Thị Bích Tuyền
Viên chức tập sự Khoa Xây dựng Đảng
 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Với tầm nhìn chiến lược, sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Người đã phát động phong trào cả nước xây dựng đời sống mới, nhằm xây dựng con người và xã hội mới toàn diện. Quan điểm về “Đời sống mới” sau hơn bảy mươi năm vẫn vẹn nguyên giá trị, là cơ sở lý luận và phương pháp luận trong vấn đề xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin trao đổi