Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ năm, 28 Tháng 3, 2024 - 15:23

Thông tin trao đổi

Ngày Đăng : 17/02/2021
ThS. Dương Quốc Hoàng
Phó Hiệu trưởng
 

Theo cách hiểu phổ quát nhất, chế độ hành chính nội bộ của cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của cơ quan, tổ chức là toàn bộ các hoạt động, quy trình, thao tác, công việc để triển khai thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó hoặc bộ phận trực thuộc.

Ngày Đăng : 26/01/2021
CN. Hồ Thị Thùy Dung
Giảng viên tập sự Khoa Lý luận cơ sở

Thi hết phần học là một trong những khâu quan trọng của quá trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Thi được tiến hành sau một chương trình hoặc phần học, nhằm đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của học viên, từ năng lực thu nhận kiến thức qua bài giảng, qua các buổi thảo luận, báo cáo thực tế đến năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn công tác với một hay nhiều chủ đề nhất định. Thời gian qua, Trường Chính trị Bến Tre trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo  Trung cấp lý luận chính trị - hành chính đã áp dụng đa dạng các hình thức thi hết phần học như: Thi viết (tự luận, trắc nghiệm), thi vấn đáp. Trong đó, áp dụng hình thức thi vấn đáp đối với thi hết phần học “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” là một trong những hình thức thi hết phần học nhận được sự hưởng ứng tích cực của giảng viên và đa số học viên nhà Trường. Từ đó tạo tâm thế hứng khởi, yêu thích học tập lý luận chính trị của học viên, góp phần tích cực vào công tác đổi mới nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận chính trị tại Trường.

Ngày Đăng : 26/01/2021
ThS. Trần Thị Quỳnh Nghi
Giảng viên khoa NN&PL
 

Lịch sử đã chứng minh, Nhân dân luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định vận mệnh, sự phát triển, trường tồn của dân tộc, của đất nước. Tiêu biểu cho điều đó có thể kể đến thắng lợi cuộc Đồng khởi Bến Tre năm 1960. Đây đượcxem là một kỳ tích, một kỳ công độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc về sự hòa hợp giữa ý Đảng, lòng dân; trong đó, sức mạnh của quần chúng nhân dân là nòng cốt. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II: "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân… lấy sức mạnh quần chúng nhân dân, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.

Ngày Đăng : 11/01/2021
Đ/c Cao Dũng
Hiệu trưởng
 

Đồng Khởi 1960 là một sự kiện lịch sử trọng đại, một mốc son chói lọi trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre. Đồng Khởi ở Bến Tre mở đầu cho cao trào Đồng Khởi ở Nam bộ, bước ngoặt quan trọng chuyển cách mạng miền Nam từ thế phòng ngự, gìn giữ lực lượng sang thế tiến công, tiến công liên tục giành thắng lợi. Về mặt logic lịch sử, chúng ta khẳng định rằng Đồng Khởi 1960 ở Bến Tre và sau đó lan rộng toàn miền Nam là nhân tố đưa đến Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 giành thắng lợi, đánh sụp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, đưa đến Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngày Đăng : 08/01/2021
ThS. Nguyễn Thị Thùy Giao
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
 

Đồng khởi năm 1960 ở Bến Tre là nét điển hình độc đáo về phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện phương châm “Hai chân, ba mũi”: Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình thức đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng ba mũi giáp công (quân sự, chính trị và binh vận) làm cho địch suy yếu cả về tinh thần, tổ chức và đi đến thất bại. Thắng lợi trong thực hiện phương châm “Hai chân, ba mũi” của Đồng khởi năm 1960 đã được Đảng bộ tỉnh vận dụng vào thời kỳ mới, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Đồng khởi mới” xây dựng Bến Tre ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ngày Đăng : 08/01/2021
ThS. Trần Văn Hòa
Phó Trưởng Khoa  luận cơ sở
 

Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương. Năm 2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2,91%, mặc dù mức tăng này thấp nhất của thập kỷ 2011-2020, nhưng đây là mức tăng trưởng cao nhất thế giới hiện nay.

Ngày Đăng : 21/12/2020
Nguyễn Thị Mai Trâm
Viên chức Khoa Lý luận cơ sở
 

Vấn đề giáo dục đã được đặt ra từ rất lâu thông qua quan niệm, lời nói, cách ứng xử… trong đời sống của dân tộc Việt Nam như “học ăn, học nói, học gói, học mở”, làm người phải trang bị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, phụ nữ cần trau dồi “công, dung, ngôn, hạnh”... Nhìn chung, theo truyền thống con người cần được giáo dục và phát triển nhân cách một cách hài hòa để sống có tình, có nghĩa, yêu quý và cư xử hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, trách nhiệm với quê hương, đất nước.

Ngày Đăng : 18/11/2020
  CN. Lê Thị Thảo Ngọc
Bí thư Chi đoàn Trường Chính trị
 

Đoàn kết là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc được hình thành và bồi đắp qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam ngày càng được khẳng định. Từ những cuộc đấu tranh của ông cha ta từ ngàn xưa để cùng nhau chinh phục thiên nhiên, phòng chống thiên tai địch họa; những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ở thế kỷ trước cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn trên chính là minh chứng hùng hồn nhất để khẳng định rằng cho dù gặp phải những thử thách khắc nghiệt đến dường nào, chỉ cần giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng.

Ngày Đăng : 18/11/2020
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thương
Giảng viên Khoa NN&PL
 

1. Đoàn kết là truyền thống văn hóa tốt đẹp, di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Trãi qua bao bước thăng trầm của lịch sử dân tộc trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đặc biệt là qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc đầy gian khổ, mất mát, hy sinh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc luôn là chất keo kết dính bền chặt tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, đưa Việt Nam ta từ thân phận nộ lệ trở thành người làm chủ vận mệnh của đất nước. Kế tục những thành quả và thắng lợi vẻ vang ấy, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước giai đoạn mới, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được Đảng khẳng định là vấn đề cốt lõi, chiến lược, là nguồn lực nội sinh quan trọng cần phải được tiếp tục kế thừa, phát triển để tạo nên sức mạnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra “đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”[1]

Ngày Đăng : 17/11/2020
Đ/c Cao Dũng
Hiệu trưởng Trường Chính trị
 

Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ là vấn đề quan trọng có tính quyết định cho sự nghiệp cách mạng. Trước khi thành lập Đảng, Bác Hồ đã chuẩn bị xây dựng lực lượng cán bộ, mở nhiều lớp ở Quảng Châu để huấn luyện cán bộ về mọi mặt, đặc biệt là lý luận cách mạng, đường lối cách mạng để đi đến thành lập Đảng. Bác cũng từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, sự thành bại của sự nghiệp cách mạng là do cán bộ tốt hay kém”. Cho nên, trong quá trình sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta, Bác Hồ xem việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt là vấn đề giáo dục, huấn luyện cán bộ đủ năng lực, bản lĩnh, trình độ lý luận phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin trao đổi