Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ sáu, 29 Tháng 3, 2024 - 15:00

Thông tin lý luận và thực tiễn

Ngày Đăng : 06/05/2013
Hồ Thị Thùy Dung
Khoa LLMLN, TTHCM

Đã 38 năm kể từ ngày ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975-30/4/2013). Đất nước ta đã độc lập, nhân dân ta đã được tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chiến tranh đã đi qua nhưng những nỗi đau chiến tranh vẫn còn đó, người Việt Nam vẫn kiên cường bất khuất, gồng mình hàn gắn vết thương chiến tranh và nỗ lực lao động để xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập. Trong mỗi chúng ta, có ai biết rõ số lượng vũ khí mà Mỹ đã sử dụng cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam? Con số đó không hề nhỏ, có những lúc, cường quốc to lớn ấy phải dốc hết toàn lực để nhằm khuất phục đất và người Việt Nam. Nhưng chính nghĩa luôn chiến thắng, đất nước Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước một kẻ khổng lồ. Họ quyết tâm đánh Mỹ bằng tất cả những gì họ có, bằng cả chông tre, tổ ong, dao, búa, tầm vông vót nhọn,…Họ thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

Ngày Đăng : 06/05/2013
Đoàn Thị Mao
Khoa Dân vận

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi được đánh dấu bằng ngày lịch sử trọng đại 30/4/1975. Đó là biểu tượng cao đẹp của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, của tinh thần chiến đấu bền bỉ, kiên cường vì chân lý: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” . Đế quốc Mỹ với những âm mưu vô cùng thâm độc, hiểm ác kết hợp với những phương tiện chiến tranh tiên tiến nhất, hiện đại nhất, vũ khí có khả năng hủy diệt nhất nhằm đè bẹp phong trào cách mạng Việt Nam. Nhưng với một quyết tâm sắt đá và khí thế cách mạng nóng bỏng: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất không chịu làm nô lệ”. Để giành được thắng lợi, cả dân tộc ta đã phải trải qua những thử thách, gian truân, chịu những hy sinh, tổn thất lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc để đi đến toàn thắng. Ngày nay ý chí quyết thắng đó càng thôi thúc chúng ta không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước ngày càng phát triển. Một trong những nguyên nhân làm nên những thắng lợi ấy cả thời chiến và thời bình là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Ngày Đăng : 06/05/2013
Thạc sĩ Võ Thị Thúy Liễu
                                                          Khoa LLMLN, TTHCM
 
Biên giới của một quốc gia có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Biên giới quốc gia ổn định là điều kiện để đảm bảo cho một quốc gia hòa bình và phát triển. Bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị.
Ngày Đăng : 22/11/2012
Thạc sĩ  Nguyễn Trung Dương
Hiệu trưởng Trường Chính trị

 

Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã viết: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:

Ngày Đăng : 22/11/2012
Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến
                                                                                   Trưởng khoa Dân vận

Thảo luận - xê-mi-na là một trong những khâu quan trọng trong quá trình học tập. Ngoài việc kiểm tra, thi,…để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của người học, thảo luận - xê-mi-na lại rất cần cho việc trao đổi, giải đáp, làm rõ những vấn đề khi lên lớp giảng viên chưa có cơ hội làm rõ những vướng mắc, yêu cầu, ý kiến đề xuất từ phía người học, những điều này thường dành trong thời gian thảo luận - xê-mi-na. Song một buổi (một ngày) thảo luận - xê-mi-na thành công hay không là do việc chuẩn bị tốt đề cương của người học và vai trò chủ trì của giảng viên quyết định. Đó là điều cần thiết đối với việc học tập nói chung, đặc biệt là học tập lý luận chính trị. Nhận thức rõ vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường Chính trị, theo tôi cần làm rõ các nội dung sau:

Ngày Đăng : 22/11/2012
Nguyễn Phước Tuân
                                                                                                    Phòng Đào tạo

Hoạt động dạy và học hay đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị-hành chính ở các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình tổ chức, giáo dục, truyền bá một cách cơ bản, có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước…cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và dự nguồn của hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở của địa phương. Từ đó, hình thành ở người học thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản; nâng cao trình độ tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo, quản lý và phẩm chất đạo đức cách mạng tạo nên bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin vững chắc vào mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần tự giác, tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Ngày Đăng : 22/11/2012
Thạc sĩ Trần văn Hòa
                                                                                      Khoa Xây dựng Đảng

1. Người thầy giáo phải thật sự mẫu mực dạy người, dạy chữ

Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy bao giờ cũng được xã hội tôn vinh và kính trọng. Nghề giáo được coi là một trong những nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa. Bác xem việc dạy học là một nghề đào luyện những thế hệ con người xây dựng xã hội. Tuy sự cống hiến của thầy giáo là rất thầm lặng nhưng nếu trở thành một người thầy giáo tốt là điều vô cùng hữu ích và rất mực vẻ vang. Vì thế, Người dạy: Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh.

Ngày Đăng : 22/11/2012
Huỳnh Sĩ Tân
          Phòng Đào tạo
 
Ngày 05 tháng 09 năm 2012, khai giảng năm học 2012 - 2013, Hiệu trưởng Trường Chính trị Bến tre đã phát biểu chỉ đạo những công việc cần tập trung trong năm học mới, trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục thực hiện việc mở các lớp theo kế hoạch được duyệt của năm 2012, đồng thời căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các địa phương, đơn vị trong tỉnh, Trường Chính trị sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2013 trình Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Trong công tác đào tạo, tập trung đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học; cải tiến quy trình quản lý đào tạo đảm bảo đúng theo quy chế; tiếp tục củng cố các khâu còn yếu trong quá trình dạy - học.
Ngày Đăng : 22/11/2012
Thạc sĩ Phan Văn Thuận
Trưởng khoa Xây dựng Đảng
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và là linh hồn của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Sinh thời, Người rất coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn
 
Theo Người, quần chúng nhân dân là tất cả những người Việt Nam yêu nước, thương nòi, những ai “thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”, những ai “có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân” trên cơ sở nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Bác thường nói: “Cách mạng là sự nghiệp chung của quần chúng, chứ không phải của riêng cá nhân anh hùng nào, cách mạng muốn thành công phải đoàn kết. Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch”[1]. Vai trò và sức mạnh dời non lấp biển của quần chúng nhân dân phải được tập hợp và phát huy trong một Mặt trận dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày Đăng : 22/11/2012
Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến
                                                                                   Trưởng khoa Dân vận

Dân tộc Việt Nam luôn đề cao truyền thống “tôn sư trọng đạo”, thời phong kiến, nhà giáo được tôn trọng thông qua việc xếp thứ bậc đó là: “Quân - Sư - Phụ”, nghĩa là trước thầy chỉ có vua thôi. Trong một đất nước, xã hội và gia đình cả Vua - Thầy - Cha mẹ là những người đảm nhận những trọng trách vô cùng lớn lao, cao quý. Riêng đối với người thầy, là những người đảm nhận trọng trách trong việc rèn chữ, rèn người, các thế hệ nhà giáo Việt Nam trong từng thời kỳ đã đảm nhận chức năng truyền lại cho thế hệ sau những tinh hoa văn hóa của nhân loại nói chung, dân tộc nói riêng. Dùng tài năng, trí tuệ, phẩm chất nhân cách của mình để hướng dẫn thế hệ trẻ, hình thành hoàn thiện và phát triển toàn diện nhân cách của con người, tạo nên các thế hệ con người với tư cách là chủ nhân của xã hội ở hiện tại và tương lai nắm giữ, vận dụng những tri thức của nhân loại, dân tộc để làm đất nước cường thịnh, văn minh.

Trang

Đăng kí nhận Thông tin lý luận và thực tiễn