Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ sáu, 29 Tháng 3, 2024 - 21:09

Văn hóa đọc góp phần xây dựng nông thôn mới

Nguyễn Ngọc Tiệp
                                                                           Phòng NCKH-TT-TL
 
Văn hóa đọc - một bộ phận của Văn hóa, là động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Văn hóa đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực.

Thông qua Văn hóa đọc, người dân vùng nông thôn có thể thực hiện tốt vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM văn minh, hiện đại được thể hiện là chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội ở nông thôn; trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá-xã hội, môi trường ở nông thôn; là nhân tố góp phần quan trọng vào việc xây dựng thành công nông thôn mới. 

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng, khoá X về: nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện, với nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở. Nhằm phát huy được vai trò chủ lực của nông dân và mang lại đời sống vùng nông thôn ngày càng khởi sắc, phát triển.

Phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay đang đi vào chiều sâu, đặc biệt các địa bàn vùng nông thôn, nông dân phong trào được dấy lên với không khí vô cùng sôi nổi, khẩn trương.

Đề cập đến xây dựng nông thôn mới, được hiểu rằng: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

Từ lý do trên, việc phổ biến, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Vì vậy, cần phải thống nhất xây dựng nội dung tuyên truyền và tập trung tuyên truyền sâu, rộng, thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới và tình hình, kết quả, nhiệm vụ giải pháp thực hiện chương trình của các tỉnh., thành trong cả nước, trong đó có Bến Tre.

Bến Tre là tỉnh nông nghiệp với gần 89,83% dân số ở các vùng nông thôn. ( 1.128.070 người) và hơn 50,75 % lao động nông nghiệp. Khu vực nông thôn gồm 8 huyện và thành phố Bến Tre với 147 xã, chiếm 79,9% diện tích tự nhiên. Với đặc điểm như trên nên việc đầu tư xây dựng nông thôn mới ở Bến Tre đã được người dân nơi đây rất đồng tình, ủng hộ.

Nhằm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Bến Tre. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; các huyện, thành phố và các xã đều xây dựng Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh quyết tâm đến năm 2015 có 25 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, các xã còn lại cơ bản đạt các  tiêu chí nông thôn mới và đến năm 2020 có 100 % xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh có kế hoạch ưu tiên vốn xây dựng quy hoạch và thực hiện các quy hoạch khu dân cư nông thôn, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo tiêu chuẩn mới; đồng thời tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ở khắp các xã trong tỉnh. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong quá trình xây dựng nông thôn mới là người dân phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Đây là yếu tố mang tính quyết định vì mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới chính là phát huy nội lực, huy động sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện. Một trong những phương pháp đưa đến thành công, theo tôi cần chú ý đến văn hóa đọc vùng nông thôn.

Trước hết, chúng ta thấy rằng muốn thực hiện xây dựng nông thôn mới thành công, cần chú ý đến chủ thể mang tính chất quyết định đó là con người, đó là những người nông dân với bản chất cần cù, chịu thương chịu khó giờ đây không quá chăm bẳm vào cây lúa hay chỉ tin tưởng ở con tôm, mà luôn năng động áp dụng những cái mới, tiến bộ vào sản xuất, cộng thêm ý chí tự lực tự cường, tinh thần ham học hỏi và sự năng động, nhanh nhạy tiếp thu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, họ không chỉ làm giàu cho gia đình mình, mà còn góp phần xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp để xứng đáng là những nông dân thời đại mới.

Để giúp cho người dân nông thôn hiểu biết, tiếp cận và thực hiện các tiêu chí quốc gia phải có giải pháp đầu tư phát triển Văn hóa đọc về nông thôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược. Vì Văn hóa đọc là công cụ để nâng cao dân trí, như chìa khóa vạn năng tháo gỡ mọi khó khăn là nhân tố quyết định mọi thành công.

 Thông qua Văn hóa đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.

 Phát triển văn hóa đọc vùng nông thôn không chỉ là nhu cầu mà còn là biện pháp để thúc đẩy nông thôn Bến Tre thực hiện thành công phong trào xây dựng nông thôn mới.

Ngoài những mặt mạnh người dân có được là cái cần cù chịu khó, bà con ở nông thôn vẫn còn xa lạ với các công cụ thông tin, chưa có thói quen tìm hiểu và tiếp cận thông tin, vì chưa thấu hiểu về lợi ích của thông tin.

Trong khi đó, đối với thông tin, nếu tiếp cận tốt sẽ mang đến cho xã hội những lợi ích vô cùng to lớn, thông qua quá trình tiếp cận và chia sẻ thông tin. được xem là một kiểu tương tác xã hội và những hệ quả tích cực mà nó mang lại làm cho xã hội ngày càng phát triển.

Về phát triển Văn hóa đọc ở Bến Tre, trên thực tế các thiết chế văn hóa ở cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu nhất là các công cụ phục vụ cho văn hóa đọc còn hạn chế, hiện nay tuy hệ thống thông tin được phát triển người dân nông thôn hầu hết được sử dụng điện thoại thuận tiện cho việc thông tin nhưng các vấn đề mang tính dự báo, chia sẻ kỷ thuật chăn nuôi, giống cây trồng.v.v…hay tiếp cận các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước còn hạn chế và chậm.

Hiện nay khi người dân nông thôn cần giải đáp vấn đề gì thường đi đến trụ sở UBND để tư vấn dẫn đến quá tải có đôi khi không đáp ứng hết nhu cầu của người dân nẩy sinh nhiều vấn đề khi tiếp xúc không hài lòng với nhau …và có những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày rất tế nhị không thể hỏi được….Nếu như mỗi ấp có tủ sách văn hóa trang bị một số máy vi tính và có kết nối mạng Internet hướng dẫn cho người dân tiếp cận và sử dụng, khi sử dụng được thành tạo thì những vấn đề thắc mắc của người dân được chia sẽ trên các trang thông tin, tự tìm hiểu học hỏi người dân thấy tự tin trong các mối quan hệ cũng như đời sống hàng ngày và thực hiện tốt quyền làm chủ của mình là phải biết, để bàn, để kiểm tra. Như Bác Hồ đã dạy “….dân biết pháp luật, chủ trương đường lối dân chủ của Đảng của Nhà nước, thì quan sẽ không “tham”…”[1]

Chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm: Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân thụ hưởng, nếu người dân nông thôn vẫn không thiết tha với sách, báo, các công cụ truyền tin thì sẽ khó đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Từ đó đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa ở cơ sở nhất là tủ sách văn hóa và hệ thống Thư viện phục vụ cho người dân là điều vô cùng cần thiết với vùng nông thôn Bến Tre hiện nay và phải có chủ trương quảng bá rộng rãi trong xã hội về văn hóa đọc, làm cho mọi người dân hiểu về văn hóa đọc, coi văn hóa đọc như một nét “ thuần phong mỹ tục” trong lối sống, trong sinh hoạt. Bởi đây là con đường góp phần thay đổi lối sống và mức sống của người nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam “Phát triển Văn hóa đọc phục vụ nông thôn” là một việc làm có ý nghĩa và thiết thực, góp phần hoàn thành sớm mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước./.
_________________________________
[1]. Nguyễn Văn Khoan: Khắc sâu những lời Bác dạy, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.65.

Tin khác