Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ năm, 28 Tháng 3, 2024 - 22:10

Bài 5: Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của người Đảng viên cộng sản

Đi sâu nghiên cứu di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Bác có những lời dặn dò về những chuẩn mực đạo đức cụ thể cho từng đối tượng, từ cán bộ, đảng viên, nông dân, trí thức, công an, bộ đội, cho đến văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, thiếu niên. Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu những chuẩn mực của nền đạo đức cách mạng, mà Bác Hồ yêu cầu cán bộ, đảng viên phải xây dựng:

Đi sâu nghiên cứu di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Bác có những lời dặn dò về những chuẩn mực đạo đức cụ thể cho từng đối tượng, từ cán bộ, đảng viên, nông dân, trí thức, công an, bộ đội, cho đến văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, thiếu niên. Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu những chuẩn mực của nền đạo đức cách mạng, mà Bác Hồ yêu cầu cán bộ, đảng viên phải xây dựng:

TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN, QUYẾT TÂM PHẤN ĐẤU SUỐT ĐỜI HY SINH VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA TỔ QUỐC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Xét về mối quan hệ của đạo đức thì Bác Hồ đặt ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ giữa dân với nước, giữa nhân dân với tổ quốc. Đây là mối quan hệ chi phối tất cả các mối quan hệ khác. Chính vì vậy, Bác Hồ đặt phẩm chất trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của người đảng viên. Trung hiếu là khái niệm thuộc đạo đức truyền thống nhưng được Bác Hồ vận dụng theo quan điểm mới phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử.

Bác Hồ với thiếu nhi

Theo quan điểm Bác Hồ, “trung với nước, hiếu với dân” có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì “dân là dân của nước, nước là nước của dân”. Nghĩa là nhân dân là chủ của đất nước. Còn theo quan điểm của đạo đức phong kiến, coi nước là của vua, vua là người quyết định tất cả, còn dân chỉ có nhiệm vụ làm tôi trung theo quan điểm “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung” (Vua xử tôi phải chết thì tôi phải chết, không tuântheo lệnh vua là tôi không trung thành). Rõ ràng, quan điểm của Bác hoàn toàn khác hẳn với quan niệm của đạo đức phong kiến. Bác Hồ chỉ rõ: “Trung là trung với tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân”. Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này. Suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán sao cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình. Bác khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích nước, lợi dân”.

Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ là đày tớ của nhân dân”, “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. Bác còn chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng ta và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân”. Và, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi là hạt nhân cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.

YÊU THƯƠNG, QÚI TRỌNG CON NGƯỜI

Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn cộng sản chủ nghĩa. Bác Hồ đã xác định phẩm chất yêu thương, quý trọng con người là một trong những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cách mạng cao đẹp nhất của người đảng viên.

Lòng yêu thương con người của Bác Hồ trước hết là dành cho đại đa số nhân dân lao động, người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột trên hành tinh chúng ta. Tình yêu thương con người của Bác thật bao la. Tình yêu thương con người đối với đồng bào mình, Bác Hồ chỉ có một ham muốn duy nhất là: “Tôi chỉ có một ham muốn duy nhất, ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đối với Bác Hồ, cả cuộc đời chỉ vì dân, vì nước không có gì lớn lao và quý báu hơn dân với nước. Thương yêu dân tộc mình, thương yêu con người. Bác từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó”.

Tấm lòng yêu thương con người của Bác Hồ còn được thể hiện rõ trong quan hệ đồng chí, đồng đội, anh em. Nhưng đối với bản thân mình Bác đòi hỏi phải nghiêm khắc, nhưng đối với bạn bè, đồng chí phải rộng rãi, đòi hỏi tất cả mọi người phải có sự tôn trọng con người, tôn trọng lẫn nhau. Đối với cán bộ, đảng viên, Bác dạy học chủ nghĩa Mác-Lênin là để thương yêu nhau hơn. Bác nói: “Học chủ nghĩa Mác-Lênin là để sống với nhau cho có nghĩa, có tình”. Đối với Bác chỉ có nâng con người lên, chứ không cho phép hạ thấp, vùi dập con người xuống, dù cho họ có khuyết điểm, thiếu sót. Vì vậy, phải thực hiện tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao điểm tích cực, hạn chế những tiêu cực để mỗi người,ngày càng tốt hơn, có ích hơn cho Đảng, cho đất nước. Và, Bác khuyên mọi người trong tự phê bình phải thẳng thắn, chân thành để giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Bác dạy “Ở đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Đối với Đảng, Bác đòi hỏi “Đảng phải thương yêu cán bộ, nhưng thương yêu không phải vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp cho họ học tập thêm, tiến bộ thêm”.

Tình thương yêu con người, thương yêu nhân dân của Bác càng thể hiện rõ hơn trong Di chúc của Bác. Trong Di chúc, Bác căn dặn Đảng và Chính phủ thực hiện công việc đầu tiên trong hàn gắn vết thương sau chiến tranh là “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Đầu tiên là đối với cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong; đối với các liệt sĩ; với cha, mẹ, vợ, con thương binh, liệt sĩ; với phụ nữ, nông dân…. cuối cùng là những nạn nhân của chế độ cũ…Bác không bỏ xót đối tượng nào cả, thể hiện một tấm lòng thương yêu đối với tất cả mọi người.

CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH

Đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” theo Hồ Chí Minh là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, đảng viên lấy đó để điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động. Cần kiệm, liêm, chính - cũng là phẩm chất của đạo đức truyền thống, nhưng được Bác Hồ đưa vào những nội dung theo yêu cầu mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện. Trong chế độ phong kiến cũng nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ, chứ giai cấp phong kiến không bao giờ thực hiện. Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước.

Tháng 3-1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc” Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6-1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, kiệm. liêm, chính.

Thiếu một mùa thì không thành trời.

Thiếu một phương thì không thành đất.

Thiếu một đức thì không thành người".

Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên báo Cứu quốc giải thích rõ nội hàm bốn đức tính này.

Trước hết, nói về cần: “Cần - làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân.” Bác yêu cầu mọi người phải cần, cả nước phải cần, Bác viết:

“Người siêng năng thì mau tiến bộ.

Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.

Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.

Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.”

Tóm lại, cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm, cả đời. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”. Nhưng không phải quá trớn, phải biết nuôi dưỡng tinh thần và sức lực để làm việc cho lâu dài. Bác cho rằng “lười biếng là kẻ địch của cần”, vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.

- Nói về Kiệm: Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của dân, của nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to, tới cái nhỏ. Kiệm là không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi.

Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống trong công tác. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.

Cần mà không Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy” cũng như cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.

Bác yêu cầu “phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm”. Vì “dân đủ ăn, đủ mặt thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ đễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”.

Cho nên, Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì không tiến tức là thoái.

Nhưng tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải “xem đồng tiền bằng cái nống” gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải ép bộ đội, nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc; nhưng khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong một giờ mà kéo dài hai, ba giờ là xa xỉ. Cán bộ, đảng viên ăn sang, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn nghèo, thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ. Vì vậy, xa xỉ là có tội với tổ quốc, với đồng bào.

Nói về “liêm”, Bác viết: “Những người ở các công sở từ làng cho đến Chính phủ trung ương đều tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ hoặc khoét đục của nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt thì mất hết cả danh giá mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vậy những người trong công sở phải lấy liêm làm đầu”.

“Liêm là trong sạch, không tham lam”, “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”, “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham tâng bốc mình”.

Trong các bài viết khác, Bác viết: “Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm, cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có liệm mới liêm được”. Và, Bác dẫn lời Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”.

Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà.

Làm việc chính, là người thiện.

Làm việc tà, là người ác.

Siêng năng (cần), tiết kiệm (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện; còn lười biếng, xa xỉ, tham lam là ác, là tà.

Bác còn dặn: “Mình là người làm việc cần phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công minh, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ hay tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con, bầu bạn mà bố họ vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất lòng mà dìm những kẻ có tài hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mạng”.

Chính còn có nghĩa là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để công lên trên lên trước việc tư. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng phải tránh”. Theo Bác Hồ thì, cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính không thể thiếu đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì “cán bộ các cơ quan, đoàn thể; cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút”. “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ được cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên tai hại, biến thành sâu mọt của dân”. Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn minh, tiến bộ của một dân tộc. “Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân tộc văn minh, tiến bộ”.

Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính là người chí công, vô tư là chính tâm, thân dân - là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của tổ quốc, của Đảng lên trên hết.

Tin khác