Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ tư, 24 Tháng 4, 2024 - 14:02

V.I.Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa C.Mác ở giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

ThS. Nguyễn Thành Phương
                                                                        Trưởng khoa Lý luận cơ sở
 

Không phải từ bây giờ, mà từ khi sáng lập, hình thành học thuyết khoa học và cách mạng của mình, C.Mác luôn khẳng định sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc căn bản, bất di, bất dịch; chủ nghĩa C.Mác là một học thuyết mở. Tuy nhiên, C.Mác chỉ gắn với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản còn tự do cạnh tranh. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, thực tế lịch sử đã thay đổi chính V.I.Lênin là người đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa C.Mác một cách toàn diện và triệt để gắn với yêu cầu của thời đại và của từng dân tộc. Chính vì vậy, tưởng nhớ V.I.Lênin giai cấp vô sản, loài người tiên bộ và nhân dân các dân tộc thuộc địa mãi mãi ghi đậm công lao to lớn của Người với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa C.Mác một cách toàn diện và triệt để gắn với yêu cầu của thời đại và khát vọng của từng dân tộc.   

1. Kết luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa đế quốc

Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền; Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản ăn bám; Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản thối nát; Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản “giãy chết”, là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước, phòng chờ của cuộc cách mạng xã hội của giai cấp vô sản. Điều này đã được xác nhận từ năm 1917, trên quy mô toàn thế giới.

2.  Khẩu hiệu cách mạng

- C.Mác nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã nêu lên khẩu hiệu: Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại nhằm mục đích tạo động lực của cách mạng vô sản;

- V.I.Lênin nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, về bản chất của chúng không thay đổi song trong quá trình vận động, chủ nghĩa đế quốc có nhiều biểu hiện mới.

Một là, tạo ra các mâu thuẫn của thời đại: Giai cấp tư sản mâu thuẫn với giai cấp vô sản; Chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với dân tộc thuộc địa; Giai cấp tư sản mâu thuẫn với nhân dân lao động toàn thế giới; Chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với Chủ nghĩa đế quốc.

Hai là, chủ nghĩa đế quốc đi xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tạo nên mâu thuẫn chủ yếu lúc bấy giờ của thời đại là chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với dân tộc thuộc địa. Vì thế, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là mục đích hàng đầu của các dân tộc thuộc địa. Khẩu hiệu: Vô sản toàn thế giới và các dân tộc thuộc địa đoàn kết lại ngoài giai cấp vô sản thì nhân dân các dân tộc thuộc địa là động lực to lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đây là sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa C.Mác một cách toàn diện, triệt để gắn với yêu cầu của thời đại và của từng dân tộc của V.I.Lênin.

3. Tư tưởng cách mạng không ngừng

- C.Mác cho rằng: Cách mạng vô sản sẽ nổ ra và đồng thời thắng lợi ở các nước tư bản phát triển cao. Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẩn cơ bản giữa lực lượng sản xuất đã xã hội hóa rất cao với quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- V.I.Lênin khẳng định: Cách mạng vô sản sẽ nổ ra và đồng thời thắng lợi ở khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền tư bản chủ nghĩa. Bởi vì, chủ nghĩa đế quốc đi xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tạo nên mâu thuẫn chủ yếu lúc bấy giờ của thời đại là chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với dân tộc thuộc địa (khâu yếu nhất)

4. Tư tưởng chuyên chính vô sản

Chuyên chính vô sản hay nền chuyên chính vô sản là một lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa cộng sản khoa học theo đó chuyên chính vô sản là việc giai cấp công nhân nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản để tiến hành xây dựng một xã hội không. 

- C.Mác quan niệm:  Khái niệm Chuyên chính vô sản lần đầu xuất hiện trong loạt bài Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850 của Marx xuất bản lần đầu năm 1850 trong loạt bài này C.Mác viết: Chuyên chính vô sản có nhiều hình thức khác nhau, thích ứng với những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là quyền lực của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động.

- V.I.Lênin khẳng định: Chuyên chính vô sản không phải là một “hình thức quản lý”, mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt.

Chuyên chính vô sản là “hòn đá thử vàng” để nhận ra người mác xít "đích thực" và người Marxist giả danh chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản mà còn suốt cho cả thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết C.Mác về Nhà nước.

5. Tư tưởng liên minh công nông

- C.Mác cho rằng: Cách mạng vô sản là bài đồng ca của hai giai cấp công nhân và nông dân, nếu không có bài đồng ca này bài đơn ca ở các quốc gia nông dân sẽ trở thành bài ai điếu. Công xã Pari năm 1871 là bài học kinh nghiệm đánh giá vị trí, vai trò, tầm quan trọng quyết định của liên minh công nông với tư cách là động lực cách mạng.

-  V.I.Lênin khẳng định: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức)”.

“Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai câp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”.

6. Về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội

- C.Mác chỉ ra các đặc trưng cơ bản sau:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo nông nghiệp.

Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.

Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội là nhà nước kiểu mới thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích, quyền lực, ý chí của nhân dân lao động.

Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột thực hiện sự bình đẳng xã hội tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

-  V.I.Lênin phác thảo về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội như sau:

Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại.

Chủ nghĩa xã hội là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao.

Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

Trong chủ nghĩa xã hội, các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

7. Về thời kỳ quá độ

- C.Mác khẳng định: Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.

Kiểu quá độ của C.Mác là quá độ về chính trị, quá độ  trực tiếp. Chỉ cần thay đổi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng của giai cấp tư sản là đi lên cộng sản chủ nghĩa.

- V.I.Lênin cho rằng: Về lý luận, không còn nghi ngờ gì nữa rằng giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa phải có một thời kỳ quá độ. Đó là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại và chủ nghĩa xã hội mới phát sinh.

Kiểu quá độ của V.I.Lênin là quá độ toàn diện, gián tiếp. Vì từ các nước thuộc địa xuất phát điểm thấp đi lên chủ nghĩa xã hội.

8. Về chính sách cộng sản thời chiến và NEP với chủ nghĩa tư bản nhà nước

- Về chính sách cộng sản thời chiến của V.I.Lênin phản ánh việc quản lý xã hội bằng biện pháp trung thu, trưng mua (Cơ chế cũ).

- Về NEP với chủ nghĩa tư bản nhà nước của V.I.Lênin, phản ánh việc quản lý xã hội trong thời kỳ quá độ bằng biện pháp phát triển kinh tế hàng hóa…

9. Sự phát triển của V.I.Lênin về định nghĩa vật chất, về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời đại ngày nay

+ Về định nghĩa vật chất

C.Mác cho rằng: Vật chất là toàn bộ thực tại khách quan đang tồn tại xung quanh chúng ta. Nó luôn vận động và biến đổi trong không gian và thời gian…

V.I. Lênin khẳng định: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Là một cuộc cách mạng trong triết học.

+ Về giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời đại ngày nay

- Về giai cấp, C.Mác không phải là người tìm ra giai cấp nhưng những tư tưởng về giai cấp của Người thể hiện ở ba kết luận nổi tiếng:

1. Sự phát triển của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất

2. Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản

3. Bản thân sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới xóa bỏ mọi giai cấp và tiến lên xây dựng xã hội không có giai cấp

- Về giai cấp, V.I. Lênin cho rằng: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng”.

- Về đấu tranh giai cấp, C.Mác khẳng định: Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.

- Về đấu tranh giai cấp, V.I. Lênin cho rằng: “Cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.

10. V.I.Lênin với vấn đề dân chủ.

- C.Mác cho rằng: Dân chủ là quyền lực của nhân dân (hay dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân).

- V.I. Lênin cho rằng: “Dân chủ là sự thống trị của đa số” “chế độ dân chủ” là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước.

Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, dân chủ là một nhucầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của nhân dân.

Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền do đó không có dân chủ “phi giai cấp, dân chủ chung chung”.

Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những tập đoàn người này là đã hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Điều này là tất yếu cho mọi chế độ dân chủ, kể cả chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.

V.I.Lênin phát triển những quan điểm dân chủ của chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể nước Nga để giác ngộ giai cấp vô sản Nga. Vận dụng, kết hợp chế độ tập trung và dân chủ, đồng thời đề ra thành một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đảng kiểu mới - nguyên tắc tập trung dân chủ.

11. V.I.Lênin tư tưởng dân tộc

- C.Mác cho rằng:  Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này  bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.

- V.I. Lênin với “Cương lĩnh dân tộc” và ba nội dung cơ bản: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; Các dân tộc được quyền tự quyết; Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.

12. V.I.Lênin tư tưởng hóm hĩnh, dí dõm mang tính lịch sử - cụ thể nhưng đúng với những giai đoạn phát triển của lịch sử, của thời đại.

- Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga.

- Cơn đau đẻ kéo dài (Thời kỳ quá độ).

- Bắt giai cấp tư sản cày trên luống cày của những người cộng sản – Sử dụng chuyên gia tư sản.

- Tôi sẳn sàng đổi một tá đảng viên cộng sản tồi để lấy một chuyên gia tư sản giỏi - Sử dụng chuyên gia tư sản.

Trong thời đại ngày nay, thời đại mà sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ điển hình nhất là sự tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0 làm thay đổi một cách căn bản trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời đại mà chủ nghĩa xã hội hiện thực với sức sống mãnh liệt và sức hấp dẫn của nó đối với lương tri của loài người tiến bộ và nhu cầu, khát vọng của các dân tộc bị áp bức còn sức lôi cuốn mạnh mẽ thì công lao to lớn của V.I.Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa C.Mác một cách toàn diện và triệt để gắn với yêu cầu của thời đại và của từng dân tộc mãi mãi là điều mà giai cấp vô sản toàn thế giới và nhân dân các dân tộc thuộc địa tri ân và ghi nhớ.

Tin khác