Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ sáu, 29 Tháng 3, 2024 - 08:34

Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Trúc Hạnh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị tại buổi họp mặt kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2018)

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của ngày hội tôn vinh đội ngũ các thầy, cô giáo, hôm nay Trường Chính trị Bến Tre trang trọng tổ chức buổi họp mặt  kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018), thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu, tập thể giảng viên, viên chức Trường Chính trị, chúng tôi rất vui mừng và vinh dự đón tiếp quý đại biểu, quý lãnh đạo Trường.
Đồng chí Nguyễn Trúc Hạnh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, 
Hiệu trưởng Trường Chính trị phát biểu tại buổi họp mặt kỷ niệm 36 năm 
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2018)

Dù trong bất kỳ xã hội nào, giáo dục đều được xem là nền tảng của sự phát triển xã hội. Chính vì vậy mà bao đời nay, nghề dạy học và các thầy giáo, cô giáo luôn được xã hội tôn vinh và kính trọng. Trên thế giới, từ năm 1946 một tổ chức các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục. Năm 1949, tại một hội nghị ở thủ đô Vác-xa-va (Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi và đề cao trách nhiệm, vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Tháng 8 năm 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Tại Việt Nam, ngày 20/11 đầu tiên (năm 1958) được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT quyết định lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta về vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, ngày 20/11 hàng năm đã thực sự trở thành ngày hội truyền thống của toàn dân và được tổ chức kỷ niệm trọng thể ở khắp các địa phương trong cả nước, nhằm tôn vinh các nhà giáo và ngành giáo dục nước nhà.

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Không có thầy cô giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”. Ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng, thành lập nước, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ con người Việt Nam, trong đó có lực lượng nồng cốt của các thời kỳ cách mạng chính là đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội.

Ai đã từng trải qua thời đi học dưới mái trường Trường Chính trị, luôn ghi nhớ công lao của các thầy giáo, cô giáo, ghi nhớ những kỷ niệm đẹp trong thời gian học tập, bởi nơi đây không chỉ trang bị cho học viên những kiến thức lý luận và thực tiễn mà còn là môi trường để rèn luyện, chan chứa tình đồng chí thương yêu. Trong buổi lễ này, chúng ta cùng ôn lại những kỷ niệm, những thành tích đã đạt được, cùng tự hào về nghề dạy học đã được xã hội phân công, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ cán bộ cho tỉnh nhà.

Trước yêu cầu mới của đất nước nói chung, của tỉnh Bến Tre nói riêng, đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là yêu cầu hàng đầu đối với đội ngũ giảng viên làm công tác giáo dục lý luận chính trị.

Trong năm 2018, với tinh thần tăng tốc, Đảng ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức Trường Chính trị Bến Tre đã tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn bộ hoạt động của Trường, nâng chất trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đúng thực chất, thực hiện nghiêm mục tiêu “Học thực chất, thi thực chất và kết quả thực chất”, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Trường trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Thứ nhất, về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên: Rà soát đánh giá lại năng lực cán bộ, giảng viên, sắp xếp bố trí lại một số chức danh chủ chốt phù hợp với năng lực sở trường; xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy nhà trường; đã cử trên 30 lượt cán bộ, giảng viên tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trung ương và địa phương tổ chức; 02 viên chức đã hoàn thành và 02 viên chức đang theo học chương trình cao học; 03 viên chức học đại học văn bằng hai trong đó 01 đã hoàn thành, 01 viên chức học trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Tuyển dụng 05 viên chức để đào tạo nguồn giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

Thứ hai, kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Tổ chức thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đã được Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt, 29 lớp đào tạo với 2.248 học viên, đạt 104,7% kế hoạch và 34 lớp bồi dưỡng với 4.228 học viên, đạt 125,9% kế hoạch.

Thứ ba, về công tác nghiên cứu khoa học: Đã triển khai thực hiện và nghiệm thu 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; tổ chức 04 cuộc tọa đàm cấp trường; 01 cuộc tọa đàm cấp khoa, 01 cuộc sinh hoạt khoa học; tổ chức 02 đợt sinh hoạt chuyên đề: “Làm gì để thực hiện năm tăng tốc của Tỉnh ủy” và “Ứng xử văn hóa trong trường Đảng”; Xuất bản 02 bản tin “Thông tin lý luận và thực tiễn”. Duy trì và vận hành Trang Thông tin điện tử của Trường với nhiều bài viết phục vụ công tác giảng dạy và  chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

Thứ tư, về công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng: Nhà trường thường xuyên bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhu cầu dạy và học; chỉnh trang cảnh quang, môi trường hướng đến xây dựng Trường Chính trị theo mô hình chuẩn.

Với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể và từng cá nhân, tập thể nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen; 02 tập thể phòng, khoa đạt tập thể lao động xuất sắc, trong đó 01 tập thể được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen với thành tích tập thể lao động xuất sắc 2 năm liên tục; 34 cá nhân đạt lao động tiên tiến và 06 chiến sĩ thi đua cơ sở, trong đó 03 cá nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen với thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liên tục; 01 cá nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ.

Chúng ta có quyền phấn khởi, tự hào về những kết quả đạt được nhưng vẫn còn đó nhiều nỗi lo, trăn trở, đó là vấn đề về chất lượng đội ngũ, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, vấn đề hiệu quả sau đào tạo của đội ngũ công chức, viên chức của tỉnh nhà,… làm sao để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đã đề ra “Đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo của Trường Chính trị theo yêu cầu mới”gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới theo tinh thần Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư. Điều này đòi hỏi cả tập thể nhà trường, từ lãnh đạo đến giảng viên, viên chức và người lao động phải chung sức, đồng lòng, phấn đấu hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trước yêu cầu mới. Chủ động cập nhật kiến thức, quan điểm mới vào bài giảng, đảm bảo tính thông tin, định hướng kịp thời về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.            

Hai là, tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu, kế hoạch đã được Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng “lấy người dạy và người học làm trung tâm”, gắn kết chặt chẽ hơn giữa lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, đánh giá học viên một cách thực chất, kiên quyết chống bệnh thành tích. Bên cạnh đó, phải thật sự đổi mới cách thức quản lý giảng viên và quá trình học tập, rèn luyện của học viên, trong đó chú ý việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách của người dạy và người học, nâng cao tính Đảng trong giáo dục làm thay đổi nhận thức, tư duy người học.

Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; chú trọng và tăng cường thực hành trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức lý luận để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế đi vào chiều sâu, đúng tiến độ theo hướng phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường và phục vụ công tác tổng kết thực tiễn của địa phương.

Năm là, xây dựng đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn sâu, có động cơ, thái độ, trách nhiệm tốt, thực sự tâm huyết với nghề; toàn tâm, toàn ý trong thực hiện nhiệm vụ, năng động, sáng tạo, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thường xuyên tự đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, cống hiến sức lực, trí tuệ cho từng tiết giảng, bài giảng và vì sự nghiệp chung của nhà trường.

Sáu là, tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học; xây dựng khuôn viên, cảnh quang nhà trường xanh - sạch - đẹp và nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong sử dụng và quản lý tốt cơ sở vật chất.

Có thể thấy rằng, nhiệm vụ của Trường Chính trị trong tình hình mới hết sức nặng nề, vì vậy tôi thiết tha đề nghị: Toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức của nhà trường hãy đoàn kết hơn nữa để cùng phát huy trí tuệ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân giao cho./.

 

Tin khác